Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

35 lời khuyên cực thâm thúy của người Nhật, càng đọc càng thấm

Là dân tộc rất cần cù và luôn xem trọng giáo dục nên không có gì ngạc nhiên khi người Nhật đã để lại kho tàng văn hóa vẫn còn nguyên giá trị theo thời gian. Những lời khuyên này của cổ nhân họ là một minh chứng rõ ràng nhất…

Vợ chồng cũng giống như tay và mắt. Khi tay bị đau, mắt sẽ khóc. Khi mắt khóc, tay sẽ lau khô những giọt lệ… (Ảnh minh họa)

Người Nhật Bản rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là “labor animal” (con vật lao động).

Người Nhật cũng sở hữu tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc của thế giới. Dưới đây là 35 lời khuyên cực thâm thúy của họ mà ai trong chúng ta cũng nên đọc ít nhất một lần trong đời.

  1. Nếu một vấn đề có thể giải quyết, thì bạn chẳng cần phải nghĩ mãi về nó. Nếu vấn đề đó không thể giải quyết, thì bận tâm về nó phỏng có ích gì.
  2. Nếu đã suy nghĩ kĩ thì nên hành động. Khi đã làm rồi thì đừng nghĩ nữa.
  3. Đừng đuổi theo những thứ đã đi, đừng xua đuổi những thứ đang đến.
  4. Nhanh nghĩa là đi chậm mà không gặp trở ngại.
  5. Làm kẻ thù của người quân tử còn hơn làm bạn của kẻ tiểu nhân.
  6. Chẳng có cá nhân phi thường nào lại không cần những người bình thường bên cạnh hỗ trợ.
  7. Người muốn vươn lên sẽ tự bắc cho mình một cái thang.
  8. Vợ chồng cũng giống như tay và mắt. Khi tay bị đau, mắt sẽ khóc. Khi mắt khóc, tay sẽ lau khô những giọt lệ.
  9. Ông trời chẳng biết ai đúng ai sai. Mặt trời vẫn chiếu sáng và sưởi ấm vạn vật. Do đó đừng than trời nữa.
  10. Ếch ngồi đáy giếng chẳng bao giờ hiểu được sự bao la của biển cả.
  11. Mọi cuộc hành trình dài đều bắt đầu từ một chuyến đi ngắn.
  12. Người nghiện rượu thì chẳng biết đến tầm nguy hiểm của rượu. Người không uống rượu lại chẳng biết đến lợi ích của nó. Cái gì cũng có 2 mặt, phải trải qua mới biết.
  13. Kiếm để lâu chẳng dùng cũng mòn, tài năng không dùng thì hoài phí.
  14. Hoa đẹp không sinh ra quả ngon.

Ảnh minh họa

  1. Nỗi buồn giống như một chiếc áo đẹp bị xé rách, vứt vào xó nhà thì hơn.

May mắn sẽ đến với ngôi nhà tràn ngập tiếng cười… (Ảnh minh họa)

  1. Chỉ cần chịu đựng hơn đối thủ khoảng nửa tiếng là bạn đã có thể chiến thắng.

Mặt đất luôn cứng hơn sau mỗi trận mưa. Sau mỗi cơn phong ba, đất dưới chân bạn sẽ vững vàng hơn… (Ảnh minh họa)

  1. Mặt đất luôn cứng hơn sau mỗi trận mưa. Sau mỗi cơn phong ba, đất dưới chân bạn sẽ vững vàng hơn.

Cuộc sống của mỗi người như là một chuỗi sắc màu thật thú vị với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Thế nên việc đọc và học hỏi những điều hay, những phương châm sống có ích và những triết lí sống đã được đúc kết từ trải nghiệm thực tiễn của một dân tộc nào đó chính là món quà tinh thần vô giá mà không của cải nào có thể trao đổi được, bạn nhỉ!

Theo phunuhiendai

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận...

Nhận diện Nam Việt và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi Khi xưa thầm nói yêu nhau Bao nhiêu mộng thắm ban đầu Thôi xin...

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Exit mobile version