Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Aristotle và câu hỏi muôn thuở về hạnh phúc chân chính

Nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã từng nói rằng “hạnh phúc nằm trong tay chính chúng ta”. Triết học gia tin rằng, để thấu hiểu bản chất của hạnh phúc, chúng ta cần hiểu được ‘thiên chức’ của nhân loại.

Tượng chân dung Aristotle. (Ảnh qua Interris)

Danh tiếng, tiền bạc, sự công nhận, tình yêu và những thứ khác mang lại cho chúng ta nụ cười, nhưng hãy nghĩ về chúng như những giọt nước, những khoảnh khắc thoáng qua trong cuộc sống. Thay vào đó, Aristotle đã nói về hạnh phúc trường cửu, điều mãi mãi tồn tại theo năm tháng.

Aristotle trong tác phẩm “Nicomachean Ethics” (Đạo đức Luận) nói rằng nhân loại cần hành động để nhận ra điều cao đẹp tối thượng là hạnh phúc (tiếng Hy Lạp gọi là “eudaimonia”).

Để đạt được mục tiêu cuối cùng của cuộc sống, chúng ta cần bắt đầu bằng cách hoàn thành thiên chức độc nhất của nó; có nghĩa là nó là thứ mà chỉ con người mới có thể thực hiện.

Khi giải thích về thiên chức đặc biệt của con người, nhà triết học Hy Lạp vĩ đại bắt đầu với các nghiên cứu sinh học của ông. Các hoạt động điều tra của ông mang lại bốn loại sinh mệnh tồn tại trong thế giới của chúng ta, bao gồm: Khoáng vật, thực vật, động vật và con người.

Triết học gia tin rằng thiên chức của khoáng vật là ‘nghỉ ngơi’ vì nó vô hồn, dinh dưỡng và tăng trưởng là thiên chức của thực vật, trong khi sinh sản là thiên chức chính của động vật. Đối với con người, Aristotle nói, đó là lý tính (có thể gọi là lý trí).

Như bạn đã biết, con người là sinh mệnh duy nhất trên Trái đất có khả năng hành động dựa trên các nguyên tắc và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Chúng ta tiến bộ hơn động vật, những sinh mệnh chỉ đơn giản tìm kiếm lãnh thổ và sinh sản. Ý chí tự do và quan điểm lớn hơn trong cuộc sống là những phước lành dành riêng cho nhân loại. Vì vậy, là những sinh mệnh có lý tính, chúng ta phải cố gắng hoàn thành thiên chức của mình để hướng đến một cuộc sống ý nghĩa.

Để đạt được hạnh phúc, người ta phải tôi luyện lý trí của mình để trở thành một con người có đạo đức. (Ảnh qua Pinterest)

Như Aristotle giải thích trong Đạo Đức Luận, thiên chức của con người là hướng đến một cuộc sống dựa vào lý trí. Điều này đòi hỏi những hành động tốt đẹp và cao quý của con người, và những hành động được thực thi tốt là minh chứng cho một cuộc sống tuyệt vời.

Có nghĩa là, để đạt được hạnh phúc, người ta phải tôi luyện lý trí của mình để trở thành một con người có đạo đức.

Đạo đức

Theo quan điểm của Aristotle, đạo đức là một một trạng thái hoặc khuynh hướng đối với những cảm giác đúng đắn xuất phát từ một thói quen (hexis).

Theo thuật ngữ thông thường, đạo đức là có cảm giác đúng đắn trong một tình huống nhất định. Những đặc điểm tính cách như dũng cảm, nóng nảy, trung thực,… đều là những đức tính đạo đức. Những hành động được thực thi với đạo đức là nhân tố của hạnh phúc.

Tất cả các đức tính đạo đức hoạt động như “sự trung dung” giữa hai thái cực thái quá và bất cập. Chẳng hạn, lòng can đảm là sự trung dung giữa hèn nhát và liều lĩnh. Một người có lý tính hiểu rằng một số nguy hiểm đáng để mạo hiểm.

Sự chừng mực là sự trung dung giữa thái quá và vô cảm; chúng ta có thể quan sát trạng thái này khi một người chỉ ăn một lượng thức ăn thích hợp và để lại một phần cho người khác.

Một con người hạnh phúc khi người đó sống theo đạo đức trong suốt cuộc đời của họ. (Ảnh qua Facebook)

Tuy nhiên, suy nghĩ của bạn cần phải được biến thành hành động, nếu không bạn không thể đạt được hạnh phúc, theo Aristotle. Một con người hạnh phúc khi người đó sống theo đạo đức trong suốt cuộc đời của họ.

Vì vậy, theo quan điểm của vị triết gia này, thông qua các hành động đạo đức – có thể là về sức khỏe, kiến ​​thức, bạn bè hoặc sự giàu có – và lý luận hợp lý, chúng ta sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự dẫn đến sự hưng thịnh của nhân loại.

Trong một thế giới khi mà con người chỉ chăm chăm tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời, chúng ta có thể tìm về triết lý của Aristotle và cho mình cơ hội để trở nên một con người đạo đức. Như người ta vẫn nói: “Cuộc đời là một sự lựa chọn”.

Lương Phong (Theo Vision Times)

Tác giả bộ quốc sử đầu tiên của đất nước

Lê Văn Hưu là nhà sử học nổi tiếng thời Trần. Ông là tác giả bộ “Đại Việt sử ký” – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Lê...

Những điều cần biết về học thuyết âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Vì sao chiếc áo cần có 5 cúc?

Ngày ấy, tôi là một thợ may nghèo, không có tay nghề nên chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửa chữa quần áo là chính....

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe – Phần 1

Hàng trăm khoảnh khắc đời thường bình dị ở Hà Nội đầu thập niên 1990 đã được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại một cách vô cùng...

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ? Có khi cả đời cũng loay hoay ở...

Lấy chồng sớm làm gì…

Thế nào là sớm hay muộn là tùy quan niệm và môi trường xã hội của mỗi người. Có người 28 tuổi vẫn là sớm, có người 23 tuổi đã...

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác của nhạc sỹ Lam Phương

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi...

Mắm – Món ngon độc đáo của miền Nam

Mắm là món ăn truyền thống của người Miền Nam, nay rất quen thuộc với nhiều người nhưng cũng rất xa lạ với ai đó không quen ăn nó. Mắm...

Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?

Trung Quốc có những khó khăn nào khi đuổi và vượt Mỹ? Nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Doanh Doanh cho rằng khoảng cách lớn Trung...

Exit mobile version