Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bàn về cái đạo tu thân

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.

Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đị

Người chê ta, mà chê phải, tức là thày ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.

Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn… như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chệ.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được

(Tuân Tử)

GIẢI NGHĨA: 

Quân tử: Người có tài đức hơn người.
Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.
Hổ lang: Cọp và chó sói, hai giống tàn bạo.
Cầm thú: Cầm giống có hai chân và hai cánh, thú giống có bốn chân; hai chữ chỉ loài chim và loài muông.
Chính trực: Ngay thẳng.
Trung tín: Hết lòng, thật bụng.

Tuân Tử: Tên là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, thấy đời bấy giờ cứ loạn luân mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo.

LỜI BÀN:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Ðối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. “Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình” có như thế thì mới tu thân được.

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Loạt ảnh quý giá về Việt Nam năm 1926

Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng… là một số nét chấm phá về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng...

Những bức ảnh hiếm hoi về Sài Gòn năm 1972

Chợ Phú Nhuận, hội quán Quảng Triệu, tượng đài An Dương Vương… là những địa danh xuất hiện trong loạt ảnh Sài Gòn năm 1972 của cựu binh Mỹ Dick...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của...

Tả quân Lê Văn Duyệt có chống đối vua Minh Mạng nối ngôi vua Gia Long không?

Cho đến thời điểm hiện nay, khi nhắc đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của Tả quân Lê Văn...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)

Đồng Tập Trận hay còn được gọi là Mô Súng, là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru) là một cánh đồng nổi tiếng, gồm hàng ngàn hecta, từng là nơi...

Exit mobile version