Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng ngay chính lương thiện và 70 lạng bạc kia mà đã cứu được 3 mạng người. Quả không dại dột chút nào!

Lưu bản nháp tự động
Con người nếu làm nhiều việc thiện, có thể bỏ ác mà hành thiện thì nhất định sẽ nhận được phúc báo. (Ảnh: Epochtimes)

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” ghi chép lại một câu chuyện, kể rằng, có một vị quan huyện họ Sử; ông là người không câu nệ tiểu tiết, tính tình thẳng thắn quang minh, luôn tỏ ra bất bình với những hành vi ti tiện của kẻ khác.

Một lần trên đường từ phủ huyện trở về nhà, ông nhìn thấy hai vợ chồng nông dân cùng đứa con ôm nhau mà khóc. Một người hàng xóm ở gần đó chỉ người phụ nữ kia nói: “Chồng cô ấy thiếu tiền quan huyện, nay bán vợ để trả nợ. Vợ chồng lưu luyến, con nhỏ còn chưa dứt sữa, nay mẹ đã phải đi, nên cả nhà mới bi thương như thế”.

Ông liền hỏi: “Thiếu bao nhiêu tiền?”. Người hàng xóm nói: “Ba mươi lạng bạc”. Ông hỏi tiếp, “Bán vợ bao nhiêu tiền?”. Người  hàng xóm trả lời: “Năm mươi lạng, bán về làm thiếp cho người ta”.  Ông lại hỏi: “Có thể chuộc không?”. Người này trả lời: “Giấy bán thân còn chưa viết, người mua còn chưa trả tiền mà!”. Sử mỗ lập tức lấy ra bảy mươi lạng bạc đưa cho hai vợ chồng nọ, nói: “Ba mươi lạng dùng trả nợ, còn bốn mươi lạng để mưu sinh, sau này đừng bán vợ nữa”.

Hai vợ chồng nông dân vô cùng biết ơn Sử mỗ, bèn giết gà thiết đãi ông. Đang lúc uống rượu sảng khoái thì người chồng ôm con nhỏ bỏ đi ra ngoài, dùng ánh mắt ý bảo vợ mình báo đáp chiều chuộng  quan Sử. Người vợ khẽ gật đầu, giọng nói trở nên gần gũi. Sử mỗ nghiêm nghị nói: “Ta nửa đời làm cường đạo, nửa đời làm nha sai, giết người đều không chớp mắt. Nhưng nếu như trong lúc nguy khốn mà lợi dụng làm ô nhục phụ nữ nhà người ta; loại sự tình này, thực sự làm không được”.

Ăn uống xong, ông vội bỏ đi, không nói một câu nào với vợ chồng người nông dân kia.

10 phần công đức thì 4 phần là nhờ tấm lòng lương thiện giúp đỡ người khác, 6 phần là nhờ cái tâm ngay chính cự tuyệt sắc dục. (Ảnh: Internet)

Khoảng nửa tháng sau, vào một đêm nọ, ngôi làng nơi viên quan họ Sử ở không may gặp hỏa hoạn. Lúc đó là vào mùa thu hoạch vụ thu, nhà nào cũng chất đầy rơm rạ, hơn nữa mọi nhà đều lợp bằng tranh, hàng rào toàn là làm bằng thân cây cao lương. Lửa rất nhanh lan ra tứ phía, cháy bùng bùng khắp nơi, không còn một lối thoát thân. Sử Mỗ lúc này cũng bất lực đành ôm vợ con nhắm mắt chờ chết. Bỗng trong thoáng chốc ông nghe thấy từ xa xa vang đến tiếng hô lớn: “Đông nhạc có sớ điệp cấp tốc, rằng Sử Mỗ cùng người nhà đều được xoá tên”.

Sau đó chỉ nghe thấy “ầm” một tiếng, vách nhà phía sau bị sụp một nửa. Sử Mỗ tay trái lôi vợ, tay phải ôm con, nhảy một cái đã thoát ra bên ngoài, vô cùng nhanh như có ai đó nhấc bổng lên vậy. Sau cơn hỏa hoạn, mới biết dân làng mười phần thì chín phần đều đã bị chết cháy. Mọi người dân xung quanh đều nói: “Ngày trước chúng tôi đều thầm nghĩ là ông thật dại dột, không ngờ rằng 70 lạng bạc của ông lại có thể cứu được 3 mạng người”.

Có người cho rằng vì ông đã làm việc tốt nên mới được trời phù hộ. Trong đó, 10 phần công đức thì 4 phần là nhờ tấm lòng lương thiện giúp đỡ người khác, 6 phần là nhờ cái tâm ngay chính cự tuyệt sắc dục.

Đây là câu chuyện có thật được ghi chép trong “Duyệt vi thảo đường bút ký”, một cuốn sách ghi chép các điển cổ về thiện ác báo ứng. Sử Mỗ cho đi 70 lạng bạc, lại không bị mê hoặc bởi sắc dục, nên đã có được phúc báo mà bảo toàn mạng cho 3 người nhà mình.

Thiên lý báo ứng, mọi việc đều là nhân trước, quả sau. Con người nếu làm nhiều việc thiện, có thể bỏ ác mà hành thiện thì nhất định sẽ nhận được phúc báo.

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

FED – Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới hoạt động ra sao?

Chính phủ các nước và giới đầu tư trên toàn thế giới thường theo dõi sát sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì nhất cử nhất động của...

Tại sao lại gọi là Bến Tre, phải chăng nơi này có nhiều tre?

Có nhiều nguồn nói rằng địa danh Bến Tre là xuất phát từ tiếng Khmer Sóc Tre. Theo nhà văn hóa Vương Hồng Sển, thì Bến Tre vốn là xứ...

Gỏi cuốn

Tôi không có duyên với gỏi cuốn như một món quà tuổi thơ như các bạn trẻ bây giờ. Tôi lớn lên trước thời mở cửa, lúc đó thịt là...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Đi tìm chân dung Vua Quang Trung

1. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG THEO SỬ CŨ Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng...

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Chuyện Thúng, Mủng, Rổ, Rá

Lưu bản nháp tự động
Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy...

Đèn lồng phố cổ Hội An

Hội An, con phố cổ lấp lánh bên hạ lưu sông Thu Bồn, nổi tiếng với những kiến trúc cổ đã nhuốm màu thời gian mang đậm dấu ấn phương...

Henriette Bùi, nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam

Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012) là một nữ bác sĩ người Việt. Bà được biết đến là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam. Bà sinh ngày 8 tháng...

Exit mobile version