Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bỏ quên con sinh

Họ Công Sách(1) sắp tế. Trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh(2), Khổng Tử nghe thấy chuyện, nói rằng:

– Trong hai năm nữa, họ Công Sách thế nào cũng mất quan. Năm sau, họ Công Sách quả nhiên mất quan thật.

Môn nhân(3) hỏi rằng:

– Trước họ Công Sách sắp tế bỏ quên con sinh mà thầy nói trong hai năm nữa thì mất quan, nay sự quả nhiên. Dám hỏi vì nhẽ gì mà thầy biết trước như vậy?.

Khổng Tử nói: ”Việc tế là việc người con có hiếu tỏ hết lòng thương nhớ cha mẹ, mà lúc sắp tế, bỏ quên con sinh, thì các công việc khác bỏ quên, bỏ sót chắc nhiều lắm. Như thế mà không mất quan thì không có lý”

Gia Ngữ

Lời bàn:

Việc tế lễ là việc rất thận trọng, tức là việc giao tế thần minh. Chỉ có người tận tâm và tận thành thì mới cảm cách được, con sinh là lễ vật rất thiết yếu, mà đến lúc tế, lại quên cả con sinh thì sự sơ suất không phải là nhỏ. Người như thế không thành tâm, công việc như thế là công việc không chu đáo. Xét một sự mà suy ra muôn sự. Khổng Tử suy xét mà biết, há có phải là tiên tri đâu. Nhưng suy xét chắc chắn mà phán đoán trúng việc thì có khác gì tiên tri.

—————

(1) Công Sách: học trò một ông quan đời Xuân Thu

(2) Sinh: con muông dùng làm việc tế lễ như lợn, dê, trâu, bò. (3) Môn nhân: học trò của một ông thầy.

Lòng người đen trắng

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Phát Âm Của Người Nam Kỳ

Có những phương ngữ rất đặc trưng của vùng. Nếu bạn hỏi người Long An: “Năm nay lúa má sao anh?” Long An trả lời: “Hằng hà!” Còn người Vĩnh...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Nhân cách của người quân tử

“Sống ở đời nên làm người quân tử”, đó là bài học quý giá của tiền nhân. Tuy nhiên ngày nay trắng đen đảo lộn, rất khó phân biệt được...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Những hình ảnh về Quảng Ninh năm 1994 – 1995

Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, nhà thờ Trà Cổ thâm trầm, cuộc mưu sinh ở Cẩm Phả, Móng Cái… là những hình ảnh “chất lừ” về Quảng Ninh năm 1994-1995...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Exit mobile version