Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975.


Tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ (khu vực phía sau chợ Kim Biên ngày nay), cầu Ba Cẳng là một cây cầu rất độc đáo của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr.


Đây là một cây cầu dành riêng cho người đi bộ, được công ty Brossard et Mopin xây dựng đầu thế kỷ 20. Cầu có tên tiếng Pháp là Pont des 3 arches, nhưng người dân quen gọi là cầu Ba Cẳng do hình dáng đặc biệt của nó. Ảnh: Flickr.


Do nằm ngay ngã ba rạch, cầu được thiết kế với ba chân tỏa theo ba hướng. Các chân này đồng thời là ba lối bậc thang đi lên, xây bằng bêtông cốt thép. Ảnh: Vietnam Center and Archive.


Ba chân của cầu nằm ở ba bến Bãi Sậy, Nguyễn Văn Thành và Vạn Tượng. Ảnh: Flickr.


Do nằm ở nơi giao thương đường thủy tấp nập của Chợ Lớn xưa, cầu chỉ có một vòm nhịp nhằm tạo khoảng không cho ghe thuyền qua lại. Ảnh: Flickr.


Đối với cư dân trong khu vực, cầu Ba Cẳng là lối đi bộ ngắn và tiện lợi sang bên kia rạch, đồng thời cũng là nơi hóng gió, hàn huyên, hò hẹn… Ảnh: Vietnam Center and Archive.


Trước 1975, tên cầu còn được lưu truyền cùng hỗn danh “dân chơi cầu Ba Cẳng”, gắn với những câu chuyện thú vị về giới giang hồ Sài Gòn. Ảnh: Flickr.


Sau gần một thế kỷ tồn tại, cầu Ba Cẳng đã xuống cấp nặng nề và bị sập vào năm 1990. Từ đó, một hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn xưa đã vĩnh viễn biến mất. Ảnh: Flickr.