Từ hơn 100 năm trước, các nhiếp ảnh gia thế giới đã nhìn thấy “những lớp văn hóa chồng lên nhau” trên 36 phố phường Hà Nội.
Hà Nội nay có “phường và phố”, Hà Nội xưa có “băm sáu phố phường” với những “Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”. Phường ở đây là phường thợ, nơi tập trung những người làm cùng một nghề thủ công, bán cùng một mặt hàng theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường”.

Cách gọi ước lệ 36 phố phường với những cái tên mộc mạc như “Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối” đại diện cho những ngành nghề của người Hà Nội sinh sống ở đây, đại diện cho một Hà Nội xưa rêu phong cổ kính.

Khu phố cổ xưa được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với các đường phố đan nhau như hình bàn cờ, với nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ 16, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường, chính là khu phố cổ thời nay.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Đặc biệt, khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ nhất. Bên cạnh những nhà cổ đã bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà được làm theo kiểu Châu Âu.

Sách “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu (Trung Quốc) có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris…”

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Firmin-André Salles (1860-1929). Salles đã dành ra 2 năm để tới Đông Dương chụp ảnh, từ 1896-1898. Sau này, ông còn tham gia nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu lịch sử của khu vực Đông Dương. Trong những bức ảnh của mình, nhiếp ảnh gia người Pháp đã thể hiện rõ nét “những nét văn hóa chồng lên nhau” trên 36 phố phường Hà Nội:

Tranh-d3366

Một cửa hàng bán tranh.

Cat-toc-1-d3366

Người làm nghề cắt tóc, cạo râu đang hành nghề trên phố.

Hang-Ma-d3366

Phố Hàng Mã.

Cho-Gao-d3366

Phố Chợ Gạo.

Cat-toc-d3366

Người làm nghề cắt tóc, cạo râu đang hành nghề trên phố

Cho-Gao-1-d3366

Phố Chợ Gạo.

Duong-pho-1-d3366

Qua các phố phường Hà Nội xưa.

Duong-pho-2-d3366

Qua các phố phường Hà Nội xưa.

Duong-pho-3-d3366

Qua các phố phường Hà Nội xưa.

Duong-pho-4-d3366

Qua các phố phường Hà Nội xưa.

Duong-pho-d3366

Qua các phố phường Hà Nội xưa.

Hang-Bac-1-d3366

Một cổng nhỏ trên phố Hàng Bạc.

Hang-Bac-2-d3366

Phố Hàng Bạc.

Hang-Can-d3366

Phố Hàng Cân

Hang-Chen-1-d3366

Phố Hàng Chén (1896). Thời kỳ thuộc Pháp, hồi cuối thế kỉ 19, hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ thuộc một phố, có tên Pháp là “Rue des Tasses” (phố Hàng Chén). Trên đây là một cửa hàng bán đồ đồng.

Hang-Chen-2-d3366

Một cửa hàng bán đồ sứ trên phố Hàng Chén.

Hang-Dao-2-d3366

Phố Hàng Đào.

Hang-Gai-d3366

Phố Hàng Gai.

Hang-Giay-d3366

Phố Hàng Giầy.

Hang-Ngang-d3366

Phố Hàng Ngang.

Hang-Non-d3366

Phố Hàng Nón.

Mot-Cot-d3366

Chùa Một Cột.

Phen-tre-d3366

Một người bán phên tre.

Quan-Thanh-1-807ee

Đền Quán Thánh.

Quan-Thanh-d3366

Đền Quán Thánh.

Quoc-Tu-Giam-d3366

Lối vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn từ trong sân.

The-Huc-d3366

Cầu Thê Húc.

Tran-Ba-0106b

Đình Trấn Ba nằm ở phía Nam đền Ngọc Sơn.

Tho-Nhuom-51583

Cửa hàng bán lọng trên phố Thợ Nhuộm.

Một số ảnh của các nhiếp ảnh gia khác:

Trang-Tien-d3366

Phố Tràng Tiền (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard – 1895).

Cua-Bac-d3366

Thành Cửa Bắc (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard – 1884).

Hang-Chieu-d3366

Phố Hàng Chiếu (Ảnh: Émile Gsell – 1880).

Hang-Dao-d3366

Phố Hàng Đào (1910).

Hang-Duong-d3366

Phố Hàng Đường (1910).

Hoa-Phong-d3366

Tháp Hòa Phong là phần duy nhất còn lại của chùa Báo Ân. Ngày nay nằm trên vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh Hồ Gươm (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard – 1884).

Ngo-Quyen-d3366

Khách sạn Metropole trên phố Ngô Quyền (1902).

Thap-Rua-8c7dd

Tháp Rùa (Ảnh: Gabrielle M.Vassal – 1908)

Bích Ngọc