Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng ngứa, cùng gãi với nhau đến rách cả da thịt. Mọi người không hề xấu hổ khi bị dính ghẻ, vì nhìn quanh ai cũng như mình…

Cách trị ghẻ ngứa dân gian tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả

Ngày xưa khi còn học tiểu học, có một con vật gây ấn tượng rất mạnh đến mức tôi vẫn còn nhớ mãi đến sau này. Con vật được mô tả bằng một hình vẽ sơ sài, nhìn giống như một củ khoai tây gồ ghề với nhiều cọng rễ tua tủa ra từ những mắt khoai, không hiểu sao làm tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi và gớm ghiếc. Thật ra chẳng có gì ghê gớm, chỉ là “con cái ghẻ”, nhưng thời đó tôi cảm thấy nó có gì ghê gớm và bí ẩn lắm ở con vật này. Nội cái tên đã kỳ cục rồi. “Con cái ghẻ”, đã “con” rồi còn “cái” nữa!! Và theo nội dung bài học thì con này chỉ xuất hiện khi người ở dơ, không giữ vệ sinh cơ thể khiến nó sống bám vào dưới da thịt của mình. Thời bấy giờ, tôi chưa bao giờ thấy ai bị ghẻ đúng nghĩa, tức là bị con cái ghẻ đào hầm và sống trong các ổ trên tay chân của người, và nghĩ rằng chỉ có những người sống rất dơ bẩn, không tuân theo các phép “vệ sinh thường thức” đã được học, mới có thể vướng vào con ký sinh trùng này, có lẽ từ thời thực dân Pháp.

khoái chí vì không gì sướng bằng gãi khi đang ngứa, một thú tiêu khiển cũng mua vui được ít trống canh trong những ngày tháng thất nghiệp và thất học.

Thế nhưng, vào một ngày đẹp trời sau biến cố tháng 4 năm 1975, bỗng chốc một cơn dịch nổi lên, càn quét sắp Sài Gòn, từ nhà nghèo đến nhà giàu, từ những người bỗng chốc thất nghiệp và trở thành lao động chân tay cho đến những tiểu thư khuê các, kín cổng cao tường đang sống trong những ngày nhung lụa cuối cùng. Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng ngứa, cùng gãi với nhau đến rách cả da thịt. Mọi người không hề xấu hổ khi bị dính ghẻ, vì nhìn quanh ai cũng như mình, thậm chí còn… khoái chí vì không gì sướng bằng gãi khi đang ngứa, một thú tiêu khiển cũng mua vui được ít trống canh trong những ngày tháng thất nghiệp và thất học. Nhưng rồi những vết trầy xước do gãi ngứa bắt đầu bị nhiễm trùng và làm mủ. Mọi người không còn cảm thấy sướng khi gãi, vì những vết thương trở thành lở loét và khó chịu vô cùng, trong lúc các loại thuốc trụ sinh không còn dễ dàng mua được nữa. Và trên hết, chẳng nhà thuốc nào có bán thuốc trị ghẻ ngứa, vì có ai ngờ được có ngày dịch ghẻ lại bùng phát ngay tại thành phố Sài Gòn hoa lệ!!

Cũng trong lúc này, chúng tôi, những sinh viên đang ngơ ngác trước một tương lai “xán lạn” (từ mới) nhưng mơ hồ, đang được tập trung học chính trị đại trà trong chương trình áp dụng cho toàn bộ sinh viên đang theo học tại hệ thống các trường đại học và cao đẳng tại Sài Gòn. Để đáp ứng được với số lượng đông đảo sinh viên này, chính quyền mới đã trưng dụng các rạp hát, rạp chiếu bóng làm nơi giảng dạy và học tập chính trị. Trường tôi may mắn được học loanh quanh tại các rạp ciné khu quận 1. Sướng nhất là lúc học ở rạp Rex. Mỗi khi nghe mấy bạn ngồi gần la lên “Mời các bạn thức dậy giải lao!” là tôi vội tỉnh giấc mơ màng và chuồn ngay ra phố Lê Lợi – Nguyễn Huệ trước mặt để ngắm nghía chợ sách bày tràn ngập lề đường.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh ghẻ | Vinmec

Phải công nhận, chưa bao giờ lề đường Sài Gòn lại “trí tuệ” tới mức đó! Hầu như những tinh hoa văn học nghệ thuật triết học tôn giáo vân vân và vân vân nằm xếp lớp theo từng chủ đề của chủ sạp. Từ những bộ tiểu thuyết đồ sộ của Dostoevsky, Tolstoy đến những bộ đại từ điển, bộ Thiền Luận của Suzuki, từ sách triết lý hiện sinh đến tiểu thuyết ăn khách của Remarque, Hemmingway… Và dĩ nhiên, không thiếu tiểu thuyết của C. V. Gheorghiu, tác giả cuốn Giờ Thứ Hai Mươi Lăm mà tôi đã mê say đọc ngấu nghiến suốt một đêm trắng để sáng hôm sau còn kịp trả lại anh bạn, trong những ngày của mùa thi tú tài. Rất tình cờ, tôi tìm được một quyển tiểu thuyết của Gheorghiu bìa trắng, với cái tên rất lạ lùng: Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Có lẽ lạ lùng đối với tôi, vì tôi không theo Công Giáo nên chưa từng nghe từ này. Cũng may, quyển sách không dầy lắm, và có vẻ hơi bị bỏ quên vì cái tên lạ lùng, nên tôi đã mua được với giá không phải suy nghĩ nên hay không nên cho lắm, giữa một biển sách đầy quyến rũ…

Tôi để dành đến khi về nhà mới mở ra đọc, và đọc rất nhanh theo thói quen của thời trai trẻ. Nhưng tôi bỗng khựng lại. Câu chuyện kể về đất nước Rumani thời vừa được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi chính quyền thân Quốc xã. Trong những ngày đầu thành lập chính quyền địa phương, biết bao chuyện đã xảy ra tương tự như ở Việt Nam những ngày này. Tuy nhiên, có một chuyện làm tôi phải ngạc nhiên đến mức khó tin, cứ như là bông đùa, nếu không biết rõ là cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản từ năm 1969 và chỉ vừa được dịch, in ra tại Sài Gòn vào đầu năm 1975. Truyện nhắc đến một hiện tượng đi theo ngay sau việc Hồng quân và các cánh quân du kích của Rumani tiến vào tiếp quản đất nước, là nạn dịch ghẻ ngứa! Nạn dịch tràn lan khắp nơi như chưa từng xảy ra, y hệt như dịch ghẻ ngứa đang lây lan khắp Sài Gòn. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất đáng ngờ. Hôm sau tôi đem vào khoe với mấy người bạn, ai cũng ngạc nhiên và nghi ngờ sự trùng hợp này. Nếu là ngày nay, có lẽ đã có vài thuyết âm mưu được đưa ra, nhưng tại thời điểm đó cũng có một giả thuyết cho rằng “người đã đi đi trên non cao” nên khi về lại thành phố đã cho một số sinh vật quá giang về theo mình.

Rồi một lúc nào đó, dịch ghẻ ngứa cũng qua đi, âm thầm nhưng không bất ngờ như khi nó đến, tuy đã kịp để lại trong lòng / trên da những công tử tiểu thư Sài Gòn nhiều tì vết mà ngày nay có lẽ đã phai mờ. Mà phai mờ thật, vì tôi vừa search cụm từ “dịch ghẻ Sài Gòn”, “dịch ghẻ ngứa Sài Gòn” trên cụ Google, trong suốt 10 trang đầu tiên hiện ra, không có một mẩu tin, một dòng chữ nào nói đến nạn dịch ghẻ Sài Gòn trong những ngày đầu của năm 1975! Có ai còn nhớ đến dịch ghẻ ngày nào??