Du học Mỹ là giấc mơ và kế hoạch dài hạn được ấp ủ bởi hàng triệu người làm cha người mẹ từ khắp nơi trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ trở thành nơi các bậc phụ huynh có thể an lòng gửi gắm con cái của mình, cùng với bao kỳ vọng và hoạch định tương lai.

Nền giáo dục ở Mỹ nổi tiếng trên toàn cầu về tiêu chuẩn cao cấp, phương pháp tân tiến, cũng như những nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Hãy cùng tìm hiểu về môi trường giáo dục tiểu học tại đây và những điều đáng cho chúng ta học hỏi.

giáo dục mỹ

Tại Mỹ, tiểu học là cấp đào tạo nền tảng cho trẻ em từ 4 đến 14 tuổi, là bước chuyển giao giữa mẫu giáo vào trung học cơ sở. Tính đến năm 2001, trên toàn nước Mỹ đã có gần 93,000 trường tiểu học (68,173 trường công, và 24,685 tường tư). Theo số liệu của Trung tâm Giáo dục Quốc gia Mỹ, có gần 3,5 triệu lượt học sinh nhập học vào các trường tiểu học công lập trong mùa thu 2009.

giáo dục mỹ

Giáo dục cấp tiểu học ở Mỹ tạo cơ hội cho trẻ em tiếp xúc với các kiến thức học thuật cơ bản song song với việc xây dựng kỹ năng xã hội, cộng đồng. Trường học chú trọng đào tạo các em về hàng loạt kiến thức, kỹ năng, đạo đức, hành vi cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống sau này, và cụ thể hơn là trang bị hành trang cho các em bước vào môi trường trung học cơ sở. Tại phần lớn các trường tiểu học ở Mỹ, trẻ em được dạy về số học, đại số, ngữ văn (ngữ pháp, chính tả và từ vựng), cùng với những kiến thức cơ bản trong một số bộ môn khác.

giáo dục mỹ

Giáo viên tiểu học được đào tạo chuyên sâu về phát triển nhận thức và tâm lý con người, cũng như các nguyên tắc trong phát triển và hướng dẫn chương trình giảng dạy. Các giáo viên này đa phần đều tốt nghiệp Cử nhân hoặc Thạc sỹ về Giáo dục Mầm non và Tiểu học. Mỗi tiểu bang sẽ có các yêu cầu khác nhau về trình độ và bằng cấp của giáo viên. Tương tự, mỗi trường đại học sẽ có mức độ nghiêm ngặt và yêu cầu khác nhau trong việc đào tạo đại học cho giáo viên. Một vài tiểu bang thậm chí yêu cầu các giáo viên phải vượt qua các kỳ thi bộ môn, cũng như kiểm tra kỹ năng giảng dạy để được cấp giấy chứng nhận.

giáo dục mỹ

Giáo viên tại một trường tiểu học công lập điển hình chỉ quản lý một nhóm từ 20 đến 30 trẻ, với mức độ năng lực và năng khiếu khác nhau. Thành viên của lớp rất đa dạng và phong phú về nhu cầu và năng lực học tập, từ các học sinh khuyết tật cần có sự hỗ trợ đến các em có năng khiếu đặc biệt về nhận thức, thể lực và nghệ thuật. Giáo viên luôn luôn áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, nhằm làm phong phú bài giảng và thu hút được sự tập trung của học sinh. Đôi khi các câu chuyện cười được lồng ghép vào để nội dung bài học thêm phần sống động. Giáo viên cũng sử dụng các nhân vật hoạt hình như một cách mô tả đầy truyền cảm và dễ hiểu cho các em nhỏ.

giáo dục mỹ

Giáo dục tiểu học ở Mỹ luôn không ngừng được phát triển và nâng cao chất lượng. Trong một môi trường vô cùng đa dạng và pha trộn nhiều nền văn hóa, giáo viên bị đòi hỏi phải liên tục thích ứng và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Nếu như trước đây trường tiểu học ở Mỹ chỉ dạy các môn học truyền thống như toán, ngữ văn, khoa học, xã hội,.. , thì ngày nay nhiều trường đã thay đổi chương trình giảng dạy của mình, thêm vào những môn học mới mang tính toàn cầu ví dụ như Hoa ngữ. Đối với các môn học truyền thống, nhà trường và giáo viên cũng áp dụng những phương pháp tiên tiến hơn nhằm giảng dạy hiệu quả, và đáp ứng với các thay đổi và phát triển trong xã hội.

giáo dục mỹ

Trong vài thập kỷ qua, các trường tiểu học ở Mỹ không ngừng nghiên cứu và thí điểm nhiều hình thức lớp học khác nhau, bên cạnh mô hình một-giáo-viên một-lớp-học như từ trước đến nay. Điển hình là lớp học không phân biệt tuổi, học sinh từ các cấp lớp khác nhau (từ Mẫu giáo đến Trung học cơ sở) được học cùng một lớp và các giáo viên cùng tham gia quản lý. Phương pháp tổ chức lớp học như thế này đang ngày càng phổ biến tại Mỹ.

giáo dục mỹ

Bên cạnh đó, xoay chuyển giáo viên là một lựa chọn thường được các trường tiểu học ở Mỹ xem xét. Theo mô hình này, hai môn học chủ đạo là khoa học và xã hội. Các em học sinh sẽ học cùng giáo viên chủ nhiệm của mình một trong hai môn trên, và được đổi sang học cùng giáo viên lớp khác môn còn lại. Hình thức này còn được gọi là lớp-học-hai-giáo-viên.

Một phương pháp khác cũng đang được quan tâm thí điểm là sắp xếp hai nhóm giáo viên khác nhau cho học kỳ đầu và học kỳ sau, nhằm cho phép các em cơ hội trải nghiệm môi trường học tập và giảng dạy đa dạng, phong phú.
Tóm lại, ngoài việc duy trì những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, nền giáo dục tiểu học ở Mỹ còn vô cùng linh động, có tính thích ứng cao với những thay đổi của xã hội, đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Các trường tiểu học chính là bệ phóng vững chắc cho thế hệ tương lai. Một nền giáo dục giữ vai trò cốt lõi, là nền tảng để nền kinh tế nước Mỹ tăng tốc không ngừng, duy trì vị thế dẫn đầu trên toàn thế giới.