Trong khi sinh viên các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam vẫn rất ưa chuộng các trường đại học Mỹ, số lượng sinh viên lựa chọn giáo dục tại Mỹ của các nước khác đang có xu hướng giảm với mức giảm cao nhất thuộc về Ả Rập Saudi (15,5%), theo Viện giáo dục quốc tế (IIE – International Institution of Education).

Dù con số sinh viên quốc tế lên tới hàng triệu người, trong năm 2017, số lượng sinh viên nước ngoài chưa tốt nghiệp tại Mỹ lại giảm 6,6%, theo IIE, tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi tình hình du học toàn cầu.

Trong tốp 50 trường hàng đầu dành cho sinh viên quốc tế do Tạp chí Forbes bình chọn, số lượng sinh viên nước ngoài còn đang theo học chỉ tăng nhẹ 0,2% lên con số 11,5% trong năm 2017. Đây là một mức tăng vô cùng khiêm tốn so với những năm trước. Trong giai đoạn từ 2009 tới 2016, con số này tăng từ 7,6% lên tới 11,3%.

Mức tăng nói trên đến từ các quốc gia dẫn đầu danh sách tốp 10 về số lượng du học sinh, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. So sánh hai năm học 2016-2017 và 2017-2018, có thể thấy số lượng sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học tăng 8,4%. Tuy vậy năm trong số 10 quốc gia tốp đầu về số lượng du học sinh đang học tại Mỹ lại đang chứng kiến sự giảm sút trong hai năm học gần đây, với mức giảm cao nhất thuộc về Ả Rập Saudi (15,5%).

 

Nguồn số liệu: IIE

 

Nhiều người cho rằng đây là hệ lụy của chính sách bảo hộ của tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. “Nhận định này không phải không có cơ sở, tuy nhiên đó không phải là nhân tố duy nhất,” Marcelo Barros, nhà sáng lập công ty tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế International Advantage cho hay.

“Xu hướng đã bắt đầu từ nhiều năm trước,” Rajika Bhandari, chuyên viên tư vấn chiến lược tại IIE chia sẻ. “Số lượng sinh viên nước ngoài ào ạt đổ vào Mỹ đang giảm dần.”

 

Học phí – yếu tố cạnh tranh hàng đầu

Mỹ vốn nổi tiếng với mức học phí đắt đỏ. Quốc gia này có học phí cao thứ hai trong danh sách những quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu, chỉ sau nước Anh. Năm 2016, học sinh người Mỹ phải trả học phí trung bình năm lên tới 8.202 đô la Mỹ cho trường công và 21.189 đô cho trường tư tại Mỹ, theo Student Loan Hero. Đối với sinh viên quốc tế, con số này còn cao hơn thế.

Tại Hàn Quốc, một quốc gia phát triển tại châu Á, học phí trung bình hằng năm tại các trường tư dưới 8.500 đô, trong khi trường công dưới 5.000 đô so với Mỹ. Tại Trung Quốc, học sinh chỉ cần trả khoảng 3.000 cho tới 10.000 đô-la Mỹ cho một năm tại các trường công.

Một số nơi thậm chí còn cho du học sinh hưởng mức học phí hết sức ưu đãi hoặc miễn phí. Du học sinh tại các trường đại học Đức không phải chi trả một xu nào cho việc học. Kể từ năm 2017, bang Baden-Württemberg của Đức đã bắt đầu thu học phí 3.400 đô la Mỹ một năm cho những học sinh không có quốc tịch châu Âu. Tuy vậy đây vẫn là một con số khiêm tốn so với học phí tại Mỹ.

Đó là chưa kể rất hiếm các trường tại Mỹ xét giảm học phí cho sinh viên quốc tế. Trong danh sách Tốp 650 trường đại học hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn, chỉ có 5 trường nhận xét duyệt đơn nhập học mà không quan tâm tới năng lực tài chính của học sinh và có chính sách bảo trợ 100% học phí cho sinh viên nước ngoài. Rất nhiều trường khác chỉ có một trong hai ưu đãi nói trên.

 

 

Nhiều học bổng chính phủ bị cắt giảm

Không ít trong số những sinh viên nước ngoài theo học tại Mỹ là những người nhận được học bổng từ chính phủ. Chính phủ Brazil đã từng tài trợ cho sinh viên nước này tham dự những chương trình học các nhóm ngành STEM tại Mỹ trong suốt giai đoạn 2011-2016. Đây là một phần nằm trong khuôn khổ chương trình lớn có mục tiêu gửi 100.000 sinh viên người Brazil đi du học. Ả Rập Saudi cũng không thua kém khi cho khởi động chương trình học bổng vua Abdullah lên tới hàng tỉ đô la Mỹ hàng năm trong suốt 15 năm qua. Nhờ vậy Ả Rập Saudi và Brazil đã lọt tốp 10 nước có nhiều sinh viên theo học tại Mỹ nhất.

Nhưng hai “con gà đẻ trứng vàng” cho ngành giáo dục nước Mỹ gần đây đã phải chịu những đợt cắt giảm. Hậu quả là trong năm học 2016-2017, số lượng sinh viên người Ả Rập Saudi tới Mỹ học giảm tới 14%. Đáng chú ý hơn, năm học 2014-2015 và 2016-2017, số sinh viên Brazil sang Mỹ du học giảm tới 45%.

 

Danh sách 50 trường hàng đầu dành cho sinh viên quốc tế 2019

Danh sách của chúng tôi được xây dựng trên những thông tin tham vấn từ chuyên gia và tiêu chí: “đầu ra quan trọng hơn đầu vào”. Các yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn bao gồm: chất lượng trường học (60%), tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trong vòng sáu năm gần nhất (15%), chính sách nhận đơn xin nhập học không xét khả năng tài chính và chính sách bảo trợ 100% học phí cho sinh viên quốc tế (5%), quy mô của ủy ban dành riêng cho sinh viên quốc tế trong trường (5%) và một vài tiêu chí khác.

 

1.       Đại học Princeton 16.   Đại học Pomona 31.   Đại học Williams 46.   Đại học Carleton
2.       Đại học Yale 17.   Đại học Cornell 32.   Đại học Vassar 47.   Đại học Maryland-College Park
3.       Đại học công nghệ Massachusetts 18.   Đại học Johns Hopkins 33.   Đại học Southern California 48.   Đại học Grinnell
4.       Đại học Harvard 19.   Đại học Lafayette 34.   Đại học Vanderbilt 49.   Đại học công nghệ Georgia – khuôn viên chính
5.       Đại học Columbia 20.   Đại học Chicago 35.   Đại học Bowdoin 50.   Đại học Colgate
6.       Đại học công nghệ California 21.   Đại học Dartmouth 36.   Đại học Haverford
7.       Đại học Cooper Union 22.   Đại học California-Los Angeles 37.   Đại học Pitzer
8.       Đại học Amherst 23.   Đại học Notre Dame 38.   Đại học Washington tại St Louis
9.       Đại học Stanford 24.   Đại học Harvey Mudd 39.   Đại học Bates
10.   Đại học Babson 25.   Đại học Barnard 40.   Đại học Wesleyan
11.   Đại học Pennsylvania 26.   Đại học Northwestern 41.   Đại học Wellesley
12.   Đại học Claremont McKenna 27.   Đại học Carnegie Mellon 42.   Đại học California-Berkeley
13.   Đại học Georgetown 28.   Đại học Rice 43.   Đại học Boston
14.   Đại học Brown 29.   Đại học Swarthmore 44.   Đại học Middlebury
15.   Đại học New York 30.   Đại học Tufts 45.   Đại học Illinois tại Urbana-Champaign

 

Theo Forbes

____________________________________

Mong muốn được học tập, sinh sống và làm việc tại một quốc gia đứng đầu thế giới là không của riêng ai. Hơn hết, đối với các du học sinh là sau khi hoàn thành khóa học sẽ được định cư tại Mỹ. Nhưng điều đó đã dần khó khăn đối với học sinh diện du học. Vậy đâu là giải pháp cho các bạn du học sinh mong muống ở lại Mỹ?

Grand Aster đưa ra 2 phương án:

  1. Thẻ Xanh Lao Động Mỹ EB-3: Một cách hợp pháp giúp các bạn du học sinh ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học.
  2. Thẻ Xanh Đầu Tư EB-5: Nếu gia đình có ý định cho con du học Mỹ thì hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ (con dưới 15 tuổi – tính ở thời điểm hiện tại, số lượng Visa EB-5 đang tồn đọng). Với chương trình Thẻ Xanh Đầu Tư EB-5, con của nhà đầu tư được hưởng mọi quyền lợi như một công dân Mỹ, được học miễn phí tại các trường công lập ở Mỹ. Và chắc chắn sẽ được định cư Mỹ cùng bố mẹ sau khi hoàn thành khóa học