Mỹ được biết đến là đất nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới và là cái nôi của MBA, một trong những tấm bằng thạc sĩ giá trị nhất. Đâu là lý do?

1. Hệ thống kiểm định giáo dục nghiêm ngặt

Với hàng chục ngàn trường cao đẳng, đại học trên khắp cả nước, hàng năm Mỹ đào tạo hàng triệu học viên đến từ khắp thế giới.Thành công này phần lớn là nhờ vào hệ thống kiểm định giáo dục chặt chẽ, minh bạch và luôn cập nhật.

Để đảm bảo tính chính xác, hệ thống kiểm định giáo dục Mỹ chia làm 4 loại kiểm định: kiểm định vùng, kiểm định quốc gia, kiểm định theo ngành/chuyên ngành và kiểm định theo tôn giáo . Các trung tâm kiểm định phải được Bộ Giáo dục Mỹ (USDE) hoặc Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA) công nhận. Thêm vào đó, hầu hết các kiểm định viên là người trong giới đào tạo đại học, đảm bảo nguyên tắc đồng nghiệp đánh giá. Nhờ đó, các quy trình kiểm định, quy định về chất lượng hoàn toàn đảm bảo đầy đủ tính thực tế.

Tiếp đó, quy trình kiểm định giáo dục một trường đai học của Mỹ bao gồm 5 bước chặt chẽ. Đầu tiên, trường nghiên cứu tiêu chuẩn của trung tâm kiểm định rồi chọn cơ quan phù hợp, thường là những trung tâm nằm trong danh sách được USDE và CHEA công nhận. Sau đó, trường tự đánh giá nội bộ. Tiếp đến, trung tâm tổ chức kiểm định tại hiện trường trước khi thẩm định, xem xét kết quả. Khâu cuối cùng trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học là tái kiểm định và gia hạn kiểm định. Dưới sức ép từ quy trình kiểm định này, các trường đại học luôn phải phải nghiêm túc trong việc thực hiện các quy chuẩn cũng như liên tục cập nhật để đảm bảo chất lượng được yêu cầu.

2. Các trường đại học hàng đầu

Vị thế số một của nền giáo dục Mỹ được thể hiện rõ ràng qua các bảng xếp hạng trường đại học trên thế giới. Theo danh sách Top 10 trường Đại học hàng đầu thế giới của tạp chí Times Higher Education năm 2017-2018, các trường đại học Mỹ chiếm 7 vị trí. Trong bảng xếp hạng top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com tại Trung Quốc, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ 2 là Vương quốc Anh.

Là một đất nước có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và mang tính thực tiễn cao, cùng với một hệ thống các trường đại học tốt nhất thế giới , số lượng sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ không ngừng tăng lên theo từng năm và luôn dẫn đầu trên toàn thế giới. Theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE), trong niên khóa 1954- 1955, số sinh viên quốc tế ở Mỹ chỉ vỏn vẹn 34.000 sinh viên thì cho đến năm 2003-2004, con số đã là hơn 572.000 sinh viên và cho đến 2006-2007 là 583.000 sinh viên đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ.

Ý thức của người Mỹ về giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người cũng đi kèm với nhận thức rằng : Nước Mỹ cần những con người trình độ cao. Do đó, hệ thống giáo dục đại học và đặc biệt là các trường đào tạo sau đại học có sự chọn lọc cao và cạnh tranh rất gắt gao. Mỗi trường đều có tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên cho riêng mình và các trường đại học tốt nhất là những trường khó có thể được nhận vào học nhất. Ví dụ như, năm 1991 đại học California chỉ tiếp nhận 40% số ứng viên có đủ tiêu chuẩn; còn đối với Havard con số này chỉ là 17,2%…

Đại học Andrews là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ

(Ảnh: Các học viên MBA Andrews Việt Nam dự lễ tốt nghiệp tại Mỹ)

3. Phương châm giáo dục Tự do, tôn trọng và trách nhiệm

Nổi tiếng là đất nước của những giấc mơ tự do “ American Dream”, mục tiêu lớn nhất của giáo dục Mỹ là “làm cho bản thân tốt hơn” hay ” vươn lên trên thế giới này”. Giống như hàng triệu người nhập cư tới Mỹ thường gắn liền hy vọng của họ mong muốn có được một nền giáo dục tốt đẹp hơn cho chính bản thân họ và quan trọng nhất là cho con cái họ. Bước khởi đầu – cho dù mục tiêu cuối cùng là tiền tài, địa vị, danh vọng… hay chỉ đơn giản là kiến thức – thường bắt đầu từ ngưỡng cửa trường đại học.

Điểm đặc trưng của nền giáo dục này là chương trình đào tạo bao gồm phần giáo dục đại cương, các môn tự chọn, các môn học bắt buộc và hệ thống tín chỉ xuyên suốt các cấp đào tạo. Việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo là một sáng kiến quan trọng cho phép sinh viên có thể chủ động và linh hoạt trong các chương trình và cơ sở đào tạo

Phương châm giáo dục của Mỹ là đào tạo ra những con người tự do, có khả năng thích nghi, làm chủ và sáng tạo với cuộc sống đang biến động từng ngày. Họ hiểu biết sâu sắc về tiềm năng, khát khao tri thức, sự sáng tạo của mỗi con người và luôn tìm cách để các học viên có thể phát huy hết khả năng của mình.

Cũng có lẽ vì lý do đó mà theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1810 tỷ phú, trong đó số tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với 1694 người. Đáng chú ý hơn, trong 10 người giàu nhất thế giới thì chỉ có 3 người không phải là người Mỹ. Và cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong hàng chục năm qua.

4. Cơ sở vật chất và công nghệ

Mỹ cũng xếp hạng nhất thế giới về chi tiêu cho các dịch vụ phúc lợi cho giáo dục như nhà ở, bữa ăn, chăm sóc sức khỏe và vận chuyển, nhóm chi tiêu mà các nước OECD kém xa, chỉ xem như “dịch vụ phụ trợ”. Các gia đình và người chịu thuế ở Mỹ chi khoảng 3.370 USD cho những dịch vụ này trên mỗi sinh viên, cao hơn ba lần mức trung bình của các nước phát triển.

Thậm chí, ngay cả khi không có những dịch vụ này, số tiền mà Mỹ chi ra cho giáo dục đại học và sau đại học cũng nhiều hơn bât cứ quốc gia nào khác. Theo dữ liệu thống kê, phần lớn kinh phí cấp cho các trường đại học Mỹ đều được sử dụng cho hoạt động giáo dục, như trả lương cho nhân viên và người giảng dạy. Những chi phí này lên tới khoảng 23.000 USD cho mỗi sinh viên một năm – gấp hai lần những gì mà các nước có nền giáo dục tân tiến khác như: Phần Lan, Thụy Điển hay Đức chi cho các dịch vụ cốt lõi.

Các trường đại học tại Mỹ luôn dẫn đầu về các công nghệ thông tin và khoa học máy tính hiện nay. Những phương pháp đào tạo chất lượng, hiệu quả, ứng dụng sự tiến bộ của nền công nghiệp kỹ thuật 4.0 được áp dụng giảng dạy tại tất cả các trường học. Sự phát triển công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo ở Mỹ là một sự hỗ trợ mạnh mẽ cho học viên có thể dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt thông tin cũng như phát triển tối đa khả năng của bản thân.

5. Bằng cấp giá trị toàn cầu

Bằng cấp giá trị toàn cầu của học viên MBA Andrews tại Việt Nam

Tốt nghiệp với tấm bằng giá trị luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của học viên khi lựa chọn trường học bởi nó đánh dấu sự trưởng thành và là cột mốc quan trọng trong con đường phát triển sự nghiệp.

Đó cũng là lý do mà đa số mọi người đều có xu hướng lựa chọn học tập tại một trường Đại học Mỹ được kiểm định uy tín cùng tấm bằng có giá trị toàn cầu và được chấp nhận bởi hầu hết các công ty, tổ chức và chính phủ trên toàn thế giới.

Với một môi trường học tập uy tín hàng đầu được kiểm định chặt chẽ cùng với chương trình học tiên tiến luôn được cập nhật mới nhất theo tình hình thực tế, các học viên tham gia đào tạo tại những chương trình học tập của Mỹ luôn có lợi thế hơn rất nhiều so với các khu vực khác khi cạnh tranh trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay.