Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày

Ông bà ta thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Câu nói ấy vừa là đề cao tầm quan trọng của đức, cũng là muốn răn dạy rằng, con người dù làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức. Vậy làm thế nào để tích đức ngay cả khi không có điều kiện vật chất? 

(Hình minh họa: Qua thefunbank)

Trải qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết ra những bài học quý giá và lưu truyền lại cho hậu thế. Dưới đây là 20 cách tích đức mà ngay cả khi không có điều kiện vật chất, mỗi người vẫn có thể làm được:

1. Khẩu đức (Tích đức từ lời nói)

Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.

Ngay cả khi cần nói thẳng, chúng ta vẫn nên xuất phát từ thiện ý thì người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Trước khi nói lời “lạnh như băng”, chúng ta hãy hâm nóng nó lên một chút. Trước khi nói lời phê bình người khác, chúng ta hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.

Lời nói là có sức mạnh vô cùng, nó có thể cải biến một con người. Bởi vậy mà cổ nhân vẫn dạy, một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

2. Chưởng đức (Tích đức từ đôi tay)

Trong cuộc đời, mỗi người đều cần tiếng vỗ tay tán thưởng của người khác. Bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác đúng lúc sẽ tạo ra một động lực, một sức mạnh vô cùng lớn cho người tiếp nhận.

Người có thể học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác cũng là người độ lượng, rộng rãi. Ngược lại, người không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì cuộc đời người ấy thực sự sẽ rất nhỏ hẹp.

Vào rất nhiều thời điểm, chúng ta sẽ thể nghiệm được rằng, cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực cũng là cho chính bản thân mình.

3. Tích đức từ việc giữ thể diện cho người khác

Trong cuộc sống, dù ở phạm vi nhỏ như gia đình hay lớn như ở ngoài xã hội thì ở vào một số tình huống, việc “không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất.

Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một “lối thoát”, không nên đẩy họ đến đường cùng.

Người trí tuệ và độ lượng khi nhìn thấy rõ một người họ sẽ không chỉ thẳng ra mà lựa lúc phù hợp mới nói. Trong lịch sử, có rất nhiều trường hợp vì làm tổn thương thể diện của người khác mà nhận phải hậu quả khôn lường.

Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.

4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác

(Hình minh họa: Qua kknews)

Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.” Cổ nhân đúc kết ra rằng, người có tính đa nghi trời sinh thì rất khó có được người bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.

5. Tích đức từ việc cho người khác sự thuận lợi

Kỳ thực, cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình. Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình. Cho nên, ở vào thời điểm người khác cần chúng ta nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa.

6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết

Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý. Người hiểu biết lễ tiết cho dù ở nơi nào cũng sẽ thể hiện ra sự nho nhã, lịch thiệp và khiến người tiếp xúc cảm thấy đáng tin cậy. Người đáng tin cậy thì luôn có nhiều cơ hội thành công trong cuộc đời.

7. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng

(Hình minh họa: Qua wanhuajing)

Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch, kiêu căng ngạo mạn chiêu mời họa. Vì vậy, hãy:

Tránh khoe khoang tài năng của bản thân mình mọi lúc mọi nơi.

Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.

Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình.

Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút mới là cách tốt.

8. Tích đức từ việc hiểu người khác

Trong cuộc sống hay trong công việc, mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.

Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác. Vì vậy, hãy đổi vị trí của mình cho người, đứng ở vị trí của người khác để hiểu họ. Đó là thể hiện của một nhân cách cao đẹp và rộng lượng.

9. Tích đức từ việc tôn trọng người khác

(Hình minh họa: Qua healthplus)

Ai cũng có lòng tự tôn, tự trọng của bản thân mình. Vì vậy, trong cách đối nhân xử thế, chúng ta nên đặt lòng tự tôn của người khác ở vị trí cao nhất. Luôn cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình.

Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là một phẩm đức đáng quý. Người trí tuệ hiểu rằng, ở địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.

10. Tích đức từ việc trợ giúp người khác

Ở vào thời khắc quan trọng trong cuộc đời, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình?

Cổ nhân giảng rằng, “vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”. Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu và nhớ kỹ. Cho nên, nếu gặp việc thiện hãy làm ngay, đừng chần chừ. Nhưng giúp đỡ người khác cũng phải xuất phát từ thiện lương, không tính toán, vụ lợi. Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui vẻ mà tiếp nhận.

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thể thoải mái.

Trái lại, nếu như một người tuyệt đối làm việc thiện không vì điều kiện gì, trợ giúp người khác, làm việc có lợi cho người khác thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng vui vẻ hạnh phúc. Đây chẳng phải chính là cái phúc, đức mà ai ai cũng có thể ngay lập tức cảm nhận được mỗi khi làm việc thiện sao?

An Hòa (biên dịch theo sự cho phép của tác giả)

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 3: Đòn rắn của Putin

Với tính cách lạnh lùng và quyết đoán, Putin đã đưa nước Nga ra khỏi vòng kiểm soát của các tài phiệt. Cuối năm 1999, Boris Yeltsin tuyên bố từ...

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 1: Trùm băng đảng

Lưu manh bình thường không đáng sợ. Đáng sợ ở chỗ là khi lưu manh có học thức. Khi đó, sự phá hoại gây ra sẽ lớn gấp nhiều lần...

Sử liệu Trung Quốc và chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Một bộ phận học giới Trung Quốc thường đưa các trích đoạn từ sách này sách kia vào các luận văn bàn về vấn đề chủ quyền lịch sử Nam...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Dân tộc Cơ Tu trên đường xây dựng văn hóa

Người Cơ Tu hay Ca Tu, Ka Tu, K’Tu, còn được gọi Ca Tang, Gao, Hạ, Phương là một dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer chủ yếu sống ở Lào...

8 cách gội đầu sai lầm khiến tóc yếu, khô xơ và chẻ ngọn

Ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, mềm mại và suôn thẳng. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn đang vô tình chăm sóc tóc không đúng cách khiến mái tóc khô...

Quốc sư Vạn Hạnh – Công đức đối với đạo pháp và dân tộc

1. Sư Vạn Hạnh Tiểu sử của sư Vạn Hạnh được nhiều sử sách ghi lại, ngoài quốc sử thì Thiền uyển tập anh là một cứ liệu khá đầy đủ và...

Exit mobile version