Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chữ “sĩ” trong ngành y ngày nay

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “sĩ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “sĩ” trong ngành y. Nguyên nhân vì sao?

“Xưa nay chưa có thuốc trị lòng tham”

Bác sĩ thành danh thật lắm gian nan, cả về thời gian và sự trưởng thành trong nghề nghiệp. Trước năm 75 ở miền Nam, để đậu được vào Y khoa Huế, Sài Gòn khó đã đành, đến khi tốt nghiệp cũng “trầy vi tróc vẩy”. Nhiều người không theo nổi phải “nửa đường đứt gánh”, đành chuyển nghề hoặc có khi ra trường vẫn còn nợ luận án…

Sau năm 1975, có thời kỳ không ai thèm thi vào y khoa nên điểm chuẩn đầu vào rất thấp. Đơn cử như điểm chuẩn vào Đại học Y khoa Huế năm 1998 chỉ 14 điểm. Tuy nhiên những năm gần đây, xã hội lại trở lại chuộng “nhất Y, nhì Dược”…  Điều đó nói lên, qua bao thăng trầm lịch sử, y khoa luôn là một ngành được nhiều chiếu cố. Đó là điều đáng mừng cho xã hội trọng học vấn.

Sinh viên thích vào ngành y (dù gần đây điểm chuẩn cao ngất trời) có nhiều lý do. Ngoài nỗi đam mê nghề nghiệp, mong được góp phần cứu chữa cho người bệnh thì còn có những lý do khác. Trong đó có sự nể trọng, mối quan hệ xã hội, một nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sinh mệnh con người (mà chuyện tử sinh rất là nhạy cảm với một người bình thường) và thu nhập có vẻ “kha khá” so với nhiều nghề…

Trước năm 75, bác sĩ là những người được chọn lọc từ thành phần ưu tú của sinh viên, được xã hội kính trọng nên đa số họ có sự hiểu biết, tự trọng, kiến văn rộng rãi. Biết “đạo người quân tử sống như tùng bách”. Nên chẳng lạ gì khi nhiều bác sĩ cũng đồng thời là văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…

Y đức không phải là điều cần rao giảng nhiều trong nhà trường nhưng họ cũng tự hiểu phải “đối nhân xử thế” ra sao cho đúng chữ “sĩ”. (BBT: Trong tiếng Hán, chữ sĩ “士 ” gồm chữ Nhất “ 一” và chữ Thập “十” ghép lại, có nghĩa là nguời biết hết tần tật chuyện thiên hạ… Còn chữ “sĩ” ghép với chữ Khẩu “口” là chữ Cát “吉”, có nghĩa những gì “sĩ” nói ra phải là điều cát tường tốt đẹp….)

Bởi vậy mà đã có rất nhiều tấm gương trong sáng của các bác sĩ như Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Biểu Tâm, Lê Khắc Quyến… khám bệnh không lấy tiền. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm là thu nhập (lương) của họ so với mặt bằng xã hội lúc đó khá cao, các bác sĩ không cần mở phòng mạch khám tư cũng dư sống, nuôi vợ con (nhất thế y tam đại công khanh).

Sau 75, thời thế đổi thay, xã hội xem bác sĩ như mọi ngành khác, thậm chí thu nhập chẳng khác chi công nhân lao động, thua cả “bác” tài chạy xe đường Lào hay các tài công tàu viễn dương… Do vậy mà sự chọn lọc đối với các thành phần tham gia ngành y tại Việt Nam bị giảm sút, hầu như ai cũng có thể vào, chưa kể chế độ chuyển cấp từ y tá lên y sĩ, bác sĩ…

Từ đó dẫn tới suy nghĩ, ứng xử của từng bác sĩ, y sĩ đối với chữ “sĩ”, cái “sĩ” rất khác nhau, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn, thu nhập ít ỏi. Điều này không lạ, bởi ngày xưa cha ông ta đã biết: “Nhược hữu lương y viên tuyệt mệnh. Tùng lai vô dược trị tham tâm” (Dẫu có thầy thuốc hay chữa bệnh khó, nhưng xưa nay chưa có thuốc trị lòng tham).

Cũng từ đó dẫn tới y đức bị báo  động đỏ. Ngành y tế phải ra các điều y đức, mở rộng học tập “Lương y như Từ mẫu” dù thừa biết gốc gác căn bệnh từ đâu…. Do vậy mà hiệu quả của bao nhiêu lời kêu gọi về “y đức” xem ra không được như mong muốn. Nên không có gì lạ khi xã hội phản ứng với  “triệu đóa huê hồng” của các hãng duợc trao vào tay các bác sĩ, thậm chí xã hội còn bị “choáng” với thu nhập của bác sĩ, “lương” không đủ sống mà “bổng” thì ngất trời…

Các bài viết gần đây trên Internet và báo chí đã phân tích khá đầy đủ, tôi chỉ xin tóm tắt: Thu nhập của nhiều bác sĩ hiện nay rất cao nhờ làm tư: mở phòng mạch, mổ ngoài bệnh viện tư, mổ ngoài giờ…. (đó là lao động chân chính có thể chấp nhận!), hoặc nhờ phong bao, phong bì (có thể do tự nguyện của bệnh nhân hay bắt chẹt người bệnh, hoặc hành nghề không theo chính đạo, trục lợi trên sức khỏe người bệnh thiếu hiểu biết… là hậu quả của nhất thế y tam thế suy…)…

Tuy nhiên, hiện dư luận xã hội chỉ mới nhìn thấy “điểm” mà chưa thấy ”diện”. Số bác sĩ ở các thành phố lớn có thu nhập cao, “nhà lầu, xe hơi” chỉ là thiểu số trong cả nước so với các bác sĩ ở tuyến quận, huyện, xã, phường hay các y tá, điều duỡng, y công….

Ở đây tôi chỉ muốn nhắc hai điều mong mọi người bình tâm suy xét:

Y khoa là môn khoa học và nghệ thuật (science and art – Từ điển Bách khoa). Cho nên cách đây hơn trăm năm, William Osler (1849 – 1919), thầy thuốc tim mạch người Anh đã nói: Y khoa là một khoa học của sự bất định, và một nghệ thuật của xác suất (Medicine is a science of uncertainly, and an art of probability). Từ đó để thấy rằng, bệnh tật con người và sự điều trị thành công không có mẫu số chung. Nên chuyện “thầy thuốc mát tay, tài giỏi” là có thật,. Bởi thế, cùng mở phòng mạch nhưng có nơi thì khách rất đông, thu nhập cao, có nơi lại chẳng ai tìm đến.

Nhưng như người xưa đã nói: “Đại phú do thiên, tiểu phú do cần” (Giàu to do trời, giàu nhỏ do cần cù siêng năng)… Nói bác sĩ có thu nhập cao, thật ra cao nhất cũng chỉ mới đến mức trung lưu trong xã hội, chứ những “đại gia” có máy bay riêng thì có ai theo nghề y, làm thầy thuốc đâu?

Y khoa không có thần đồng mà phải khổ luyện, nhất là với các bác sĩ ngoại khoa, thường xuyên phải mổ xẻ. Sau khi tốt nghiệp, ít nhất họ phải trải 10 năm trong nghề mới có kinh nghiệm. Chứ vừa ra trường, chưa thực sự hành nghề mà đã có nhà lầu xe hơi thì hoặc là do cha mẹ để lại, hai là… từ các nước giàu có trở về, chỉ cần dựa vào “lương y như tháng trước” là có đủ tất cả, khỏi mở phòng mạch, khỏi mổ chạy “sô”, nhận phong bì… chi cho mệt!

Nói cách khác, sự đòi hỏi về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp đối với ngành y là rất cao, nhưng đồng lương mà những người theo ngành này đang được hưởng thì lại thực sự là không đủ sống. Chính sự bất hợp lý đó đã dẫn tới sự xuống cấp về y đức, y đạo khiến xã hội lên án và rất nhiều người trong ngành y cũng cảm thấy đau lòng.

Nhưng nếu chỉ phê phán những bác sĩ “sống không nhờ lương” mà không mổ xẻ và cải tổ đến cùng cái cơ chế tồn tại lâu nay đã dẫn tới hoặc là phải chụp giựt để sống, để nuôi vợ con, hoặc là lợi dụng để trục lợi ở một số người trong ngành y, thiết nghĩ cũng chỉ mới là phiến diện!

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P1)

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

Hà Nội trong sách hướng dẫn du lịch năm 1919

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Hà Nội xưa được in trong cuốn ‘Hướng dẫn du lịch Bắc Kỳ 1919’ (Guide du Tonkin 1919), xuất bản tại Pháp...

Nhân vật Nguyễn Hoằng

Khi mới tập tành nghiên cứu, tôi chọn môt đề tài rồi đi tìm tư liệu. Dần dần tôi khám phá ra rằng có khi mất cả năm tìm kiếm...

Ký ức trận đại hồng thủy năm 1999 ở Huế

Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ dòng Hương....

Xuất xứ tên gọi Ba Son

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son)? Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

6 thói quen hàng triệu người đang làm sai mỗi ngày không hề nhận ra

Đây đều là những thói quen cực gần gũi mà bạn vẫn vô tình làm sai hàng ngày nhưng lại không hề biết chúng gây hại như thế nào. Trong...

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi con gà là “Đại Gia”

Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời...

Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa...

Những hình ảnh ít người biết về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939

Dinh Xã Tây, bến xe ngựa bên chợ Bến Thành, Cầu Xóm Chỉ… là những hình ảnh đặc sắc về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939 do...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

Exit mobile version