Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học về sự bình tĩnh

Bình tĩnh là trí khôn, là sự dẻo dai, linh hoạt, là “viên linh đan” cho tinh thần, là chìa khóa thành công trong cuộc sống.

Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn rèn luyện cho mình bản lĩnh vững vàng. Ngay cả khi sóng gió ập tới trước mặt, thậm chí gặp phải chuyện tưởng như không thể cứu vãn được, sự bình tĩnh vẫn sẽ mang đến cho bạn cách giải quyết tốt nhất.

Chuyện phú thương giấu tiền trong ô

Chuyện kể rằng, khi xưa có một phú thương vì thời thế loạn lạc nên muốn về quê sinh sống. Bấy giờ, ông đem tất cả gia sản đổi thành chi phiếu, sau đó cất công đặc chế một chiếc ô (dù) có cán rỗng để nhét tất cả ngân lượng vào ngăn bí mật trong đó.

Sau khi chuẩn bị hành lý, phú thương thay đổi y phục giống dân thường, mang theo chiếc ô có chứa tất cả tài sản và lên đường hồi hương. Không ngờ rằng, con đường về quê của ông lại đột nhiên xảy đến một biến cố bất ngờ.

Khi đó, phú thương vì mệt mỏi nên dừng chân tại một ngôi đình và ngủ một giấc. Nào ngờ sau khi tỉnh dậy, chiếc ô chứa cả gia tài của ông đã “không cánh mà bay”.

Nhưng phú thương dẫu sao cũng từng là một kẻ lão làng trên thương trường, nên khi biến cố đột nhiên xảy đến, ông dù hốt hoảng nhưng rất nhanh đã lấy lại bình tĩnh.

“Sao phải lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi? Hãy buông bỏ và tiếp tục tiến lên vì cuộc sống không chờ đợi ai”. Vị phú thương nhận thức được rằng của cải đã mất đi là có thật, công việc tiếp theo của ông không phải là hốt hoảng, than thân, mà tìm cách lấy lại được những gì đã mất.

Vị phú thương cẩn thận quan sát xung quanh. Thấy bọc tay nải mình mang theo vẫn không thiếu thứ gì, ông kết luận rằng có người lấy cây dù kia để che mưa chứ không nhằm mục đích trộm của cải.

Tiếp tục suy nghĩ sâu xa hơn, ông lại khẳng định người lấy ô có tới tám, chín phần sống ở khu vực lân cận. Người này hẳn là trên đường đi về nhà gặp phải cơn mưa và trú dưới mái đình, khi thấy chiếc ô của ông thì tiện tay mang đi.

Vì vậy, vị phú thương ấy quyết định tạm hoãn chuyến hồi hương của mình, mua một ít đồ nghề, ở lại đó mở một sạp chuyên sửa chữa ô dù.

Xuân đi, hè đến, thu về, đông qua, thoáng một cái đã hai năm kể từ ngày chiếc ô biến mất không tung tích. Vị phú thương vẫn kiên trì chờ đợi ở ngôi đình, nhưng chưa hề gặp lại chiếc ô năm ấy.

Trong lòng chất chứa nhiều thất vọng, nhưng ông vẫn không nản chí. Cẩn thận suy nghĩ thêm một chút, ông nhận ra rằng, khi ô đã cũ, có nhiều người sẽ mua một chiếc mới thay vì mang chúng đi sửa.

Nghĩ vậy, ông quyết định mở một sạp bán ô, lại viết thêm một tấm bảng hiệu có ghi: “Đổi ô cũ lấy ô mới, không phải bù thêm tiền”.

Quả nhiên số người tới đổi ô đông không đếm xuể. Không lâu sau đó, có một người đàn ông trung niên cầm theo một chiếc ô làm từ giấy dầu đã cũ tìm đến vị phú thương ấy.

Chỉ vừa nhìn thoáng qua một cái, ông đã biết chiếc ô cũ nát trên tay người kia chính là thứ chứa gia tài tích cóp cả đời của mình. Chiếc ô không còn mới, nhưng phần cán ô chẳng hề có lấy một chút suy chuyển nào.

Phú thương trong lòng dù mừng vui khôn xiết, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra điềm tĩnh, từ tốn đổi cho người đàn ông nọ một chiếc ô mới rồi nhận lại ô cũ.

Người kia vừa rời đi, phú thương liền thu dọn sạp hàng, hồi hương sống một cuộc đời giàu sang, phú quý.

Bài học thành công chỉ gói gọn trong chữ “tĩnh”.

Vậy mới thấy, sự bình tĩnh chính là nguồn cội đích thực của trí khôn, là cái gốc sâu bền của thành công.

Giống như vị phú thương trong câu chuyện, cẩn thận suy nghĩ, lẳng lặng chờ đợi, sau cùng cũng thu về kết quả như bản thân mong muốn. Khi biến cố xảy đến, ông đã bình tĩnh đối mặt, tỉnh táo suy tính để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Bình tĩnh sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh vững vàng. Ngay cả khi trước mặt ta ập tới sóng gió kinh hoàng hay suy nghĩ ngập tràn lo âu, khổ não, thậm chí gặp phải chuyện tưởng như không thể cứu vãn được.

Trong cuộc sống, điều cần nhất vẫn là bình tĩnh. Có một câu danh ngôn đại ý rằng, nếu một việc có thể giải quyết được, thì chắc chắn có hướng giải quyết, còn nếu một việc không thể giải quyết được, thì có lo nghĩ cũng không thể xử lý nó.

Bởi vậy, muốn làm được việc lớn nhất định bạn phải rèn được sự bình tĩnh. Hãy luôn giữ một tâm thái an hòa, cố gắng tĩnh tại từ trong nội tâm khi suy xét thực hiện một vấn đề. Người bình tĩnh có sự bình thản, hoà ái trong tâm sẽ có thể nhìn xa, trông rộng mà không bị những sự việc nhỏ nhen, những thứ lợi ích tầm thường che khuất mắt.

Theo Cafebiz

Sài Gòn nướng muối ớt

Những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Pleiku trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Tiệm ảnh trên đường Phan Đình Phùng, sắc phượng hồng rực rỡ đường phố, khung cảnh Biển Hồ thơ mộng… là loạt ảnh sống động về thị xã Pleikutrước 1975...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 4/10 – Cái chết của Đại Cathay

Có lẽ không mấy ai không biết tiếng Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất trước 1975 (và mãi đến sau này), người đứng đầu trong “tứ đại giang...

Hở hang là gì?

Ai cũng có thể biết nghĩa từ "hở", đúng không nào? Nhưng từ trước đến giờ, nhiều người luôn nghĩ "hang" không rõ nghĩa và "hở hang" là một từ...

10 ẩn số không có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều uẩn khúc mà có thể hậu thế sẽ không bao giờ giải đáp được. Các vua Hùng...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Thời kỳ Tăm tối trong lịch sử loài người

Đế chế La Mã sụp đổ đã không biến Châu Âu trở thành một khu vực tụt hậu, bị thống trị bởi bạo lực. Đó là những nhận định sai...

André Malraux và Việt Nam

Khi André Malraux bước lên chiếc tàu Angkor tại hải cảng Marseille một ngày tháng 10 năm 1923 để thực hiện một chuyến du hành dài sang Đông Dương, ông chưa được 22 tuổi...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Exit mobile version