Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đàn ông bênh vợ là đàn ông khôn

Khi hoạn nạn, nghèo khó… chỉ có người đàn bà ở bên cạnh mới là chiếc phao cứu sinh cho người đàn ông. Khi ấy, hẳn chẳng có người đàn ông nào còn mơ một chân dài, chẳng mơ gái mười tám xinh tươi như hoa…

Từng có một câu chuyện mà khiến tất cả mọi người đàn ông đều suy nghĩ. Đó là một cuộc trắc nghiệm đối với một người đàn ông: Trong một bảng danh sách, anh ta sẽ chọn ai, ai sẽ là người anh chọn để có thể đi cùng anh tới suốt cuộc đời này? Bạn bè, cha mẹ, anh em, con cái hay vợ? Và cuối cùng, sau mỗi lần bắt buộc phải gạch ai đó ra khỏi cái danh sách ấy, thì người duy nhất còn lại là người vợ.

Bạn bè khi sang thì có, khi họa thì đôi khi chả thấy ai. Anh em lớn lên, ai cũng có gia đình riêng và sống cuộc đời của riêng họ. Cha mẹ già rồi cũng bỏ ta đi, không thể ở cùng ta tới tận cuối cuộc đời. Con cái khi chúng lớn chúng cũng có gia đình của chúng, con cái của chúng và rất nhiều những mối lo toan khác.
Còn lại chỉ có vợ ta mới là người ở bên ta đến cuối cuộc đời. Hóa ra người có thể cùng ta khi yếu đau, cùng ta khi nghèo khó, cùng ta khi buồn vui, cùng ta khi già yếu… chỉ có thể là người bạn đời ở bên cạnh. Cho nên, đàn ông mới cần có một người đàn bà, đàn bà mới cần có đàn ông. Khi trẻ là vợ chồng, khi già làm bạn tâm giao.

Cho nên, cái chuyện đàn ông bênh vợ chả phải là chuyện đương nhiên sao? Nếu đàn ông không biết bênh vợ hẳn là người đàn ông không hiểu đời mà cũng chả hiểu mình. Không hiểu được, rút cuộc trong cuộc đời mình, ai mới là người quan trọng nhất.

Đàn bà có thể lắm lời, có thể hay cáu gắt, có thể hay càu nhàu, than vãn, có thể rất chi li, có thể không hào phóng…. Nhưng tất cả những điều đó chẳng qua vì đàn bà ai cũng nghĩ tới chuyện vun vén cho gia đình mình mà thôi. Người xưa có câu, “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm”! Cho nên cứ thử vắng người đàn bà trong nhà xem. Cái nhà vẫn là cái nhà ấy, vẫn là cái bếp ấy, vẫn là bữa ăn trên cái bần ấy… Nhưng không hiểu sao mọi thứ cứ lạnh lẽo, cứ lặng lẽ và thiếu đi sự ấm áp của nó… Đó chính là vì thiếu đi dự gắn kết, thiếu đi sự ấm áp từ một người đàn bà mà thôi. Đàn bà quan trọng thế kia mà.

Mà không bênh vợ sao được. Khi yêu nhau, hai đứa hai bàn tay trắng, không tiền, không nhà, không gì hết. Chỉ có vợ là người đồng ý về sống với mình mà không đòi hỏi hơn thua. Người chấp nhận mình khi mình trắng tay chính là người cả đời mình cần trân trọng và bảo vệ.

Không bênh vợ sao được, khi ốm đau, khi nằm đó thì ai là người chăm sóc, ai nấu cho từng bát cháo, bón cho từng miếng cơm? Đôi mắt trũng sâu vì lo lắng? Bên cạnh nhà tôi có một anh, bình thường, hai vợ chồng sống bên nhau cũng lặng lẽ lắm. Dù không phải người ngày xưa thế nhưng cái chuyện bộc lộ tình cảm thì chả mấy khi mọi người thấy. Thế nhưng, một lần anh bị dị ứng hải sản.

Cả người sưng vù, rồi da dẻ bong tróc hết, tưởng là chết cơ. Chính chị là người bón cho anh từng thìa nước cháo, lau cho anh từng cm trên người, thức với anh từng đêm dài đau đớn…
Sau khi qua khỏi, anh như khác hẳn. Đối với vợ ân cần hơn, chỗ đông người, anh cũng không tiếc lời khen chị. Hay thể hiện cái nhìn tình cảm dành cho vợ mình. Thậm chí cả mẹ chồng chị cũng có cái nhìn khác về chị. Mẹ anh từng nói rằng: Bà chưa thấy ai kiên trì và cẩn thận như cách mà chị chăm sóc anh trong những ngày anh bị ốm nặng ấy. Đúng là chỉ cớ vợ mới có thể chăm được chồng như thế mà thôi.

Thế mới biết, khi hoạn nạn, khi nghèo khó, khi đường cùng… chỉ có người đàn bà ở bên cạnh mới là chiếc phao cứu sinh cho người đàn ông. Khi ấy, hẳn chẳng có người đàn ông nào còn mơ một chân dài, chẳng mơ gái mười tám xinh tươi như hoa…
Khi ấy họ chỉ cần một người đàn bà sẵn lòng cùng mình san sẻ và vượt qua tất cả những điều đó mà thôi. Và thực tế là thường, chỉ có người vợ với người đàn bà ấy là hay trùng làm một. Chứ ít thấy có người tình nào trùng làm một với người đàn bà giàu đức hi sinh và chung tình ấy lắm. Cho nên, đàn ông bênh vợ là đàn ông khôn, là người biết nhìn trước đón sau.

Cho nên, đàn ông đừng chê đàn bà bạc. Trước tiên hãy xem xét lại xem mình đã đậm đà hay chưa mà thôi. (Ảnh minh họa)
Đàn ông thường nói với nhau theo kiểu: có nợ phải trả, nhất là cái nợ tình. Thì với người đàn bà, cái tình của người đàn ông dành cho mình nó sâu đậm lắm. Nhiều khi có những người đàn ông không để ý tới những điều đó, và nếu như cuộc đời cứ sóng yên biển lặng thì không nói làm gì. Nhưng những khi người đàn ông ở bên cạnh mình gặp nạn, khi ấy cái tình của người đàn bà dành cho người đàn ông ấy cũng chính là sự phán ánh cái tình mà người đàn ông ấy đã dành cho người đàn bà của mình trước đó.

Cho nên, đàn ông đừng chê đàn bà bạc. Trước tiên hay xem xét lại xem mình đã đậm đà hay chưa mà thôi. Đàn bà vốn đa sầu đa cảm, nhưng nếu càng đa sầu đa cảm thì lại càng trọng tình trọng nghĩa. Đàn ông nhất định nên trân trọng những người đàn bà như thế ở bên cạnh mình. Và đàn bà lại càng trân trọng hơn gấp nhiều lần đối với những người đàn ông như thế.

Và đối với đàn bà, ngàn lời chê trách của thiên hạ cũng không bằng một lời chê của chồng. Ngàn lời khen của thiên hạ cũng không bằng một lời khen tặng của chồng. Và với đàn bà dù là cả thiên hạ quay lưng chỉ cần chồng bênh vực là đủ là đủ để sống và hi sinh vì người đàn ông đó. Thế nên, dù sai hay đúng, dù trong bất cứ trường hợp nào, người đàn ông hãy thể hiện sự tin tưởng, thể hiện cái thâm tình hiểu vợ của mình bằng cách bênh vực vợ mình trước đám đông. Và sau rồi, sai đúng, vợ chồng đóng cửa bảo nhau.

Bởi xấu chàng thì hổ ai mà xấu nàng thì cũng hổ ai? Bênh vợ cũng chính là bênh mình. Nên đàn ông đừng tiếc lời đó. Và đó cũng chính là hành động trượng nghĩa mà đàn bà trọng tình trọng nghĩa nhất định sẽ dùng ân tình sâu đậm của cả đời mình để trả kia mà.

Theo Khám Phá

Pilatus – tuyến đường sắt dốc nhất thế giới

Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh - 48%, chạy trên đường ray đã 120...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Ai là người giàu có nhất lịch sử nhân loại?

Chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được người giàu có nhất lịch sử nhân loại là một người Châu Phi, nơi vẫn luôn bị coi là lục...

Thương em mùa hoa sữa

Em ơi, hoa sữa về rồi, về nằm lười biếng trên một góc phố nghèo, về làm mướt trắng những con đường đã bao lần tôi qua thuở ấy, về...

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Nhạc sĩ Lam Phương và chuyện cho đời ca khúc ‘Kiếp Nghèo’

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Cái Nhà Lớn – Dinh thự cổ hoành tráng nhất Kiên Giang

Tòa dinh thự bề thế có kiến trúc độc đáo này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Exit mobile version