Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đời người cần phải học ‘khoan dung tha thứ’

Các bậc hiền nhân xưa thường dạy con cháu rằng, một người khi gặp phải mâu thuẫn, nếu có thể dùng đạo lý “nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác” thì không chỉ hóa giải được mâu thuẫn mà còn cảm hóa được đối phương, biến khó khăn thành cơ hội. Điều này thực sự rất có đạo lý và lợi ích!

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Phạm Thuần Nhân là một học giả đồng thời cũng là một nhà chính trị lỗi lạc thời đại nhà Tống. Ông thường xuyên nhắc nhở các con mình: “Dù là kẻ ngu dốt nhất, người ấy cũng có thể là hết sức sáng suốt khi quở trách người khác. Còn người thông minh cũng có thể vô cùng hồ đồ trong lúc tự tha thứ cho lỗi lầm của bản thân mình.

Vì vậy, nếu các con có thể tự lấy tâm trách người để trách mình, và khoan dung tha thứ cho người khác như khi tha thứ cho chính bản thân mình, thì các con chắc chắn có thể trở thành bậc Thánh hiền”.

Có một lần, một người học trò xin Phạm Thuần Nhân cho mình một lời khuyên về đối nhân xử thế. Ông trả lời: “Chỉ có cần kiệm mới có thể bồi dưỡng liêm sỷ, chỉ có khoan dung tha thứ mới có thể trở thành người nhân đức”.

Phạm Thuần Nhân từ khi sinh ra đã tu thân dưỡng tính, đối với chuyện ăn uống thì rất đơn giản, không kén chọn đòi hỏi. Mỗi ngày sau khi từ cửa quan trở về nhà, ông có thói quen lập tức thay quần áo vải thô để mặc. Từ lúc còn nhỏ đến khi về già, từ khi làm quan nhỏ đến khi làm quan lớn, ông đều luôn luôn như thế.

(Hình minh họa)

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi ông rằng: “Thưa thầy! Có hay không có một chữ mà có thể làm nguyên tắc khiến con người cả đời làm theo?”

Khổng Tử nói: “Chính là chữ “Thứ”. Chữ “Thứ” này chính là mang ý nghĩa khoan dung, độ lượng”

Một vị học trò khác của Khổng Tử là Nhan Hồi cũng từng nói: “Nhân thiện ngã, ngã diệc thiện chi, nhân bất thiện ngã, ngã diệc thiện chi.” (Tạm dịch: Người đối tốt với ta, ta cũng đối tốt với người. Người không đối tốt với ta, ta vẫn đối tốt với người.)

Người xưa luôn nhắc nhở con cháu rằng đối nhân xử thế cần phải “Nghiêm khắc với chính mình, khoan dung với người khác”, nhưng muốn làm được như thế thật là không dễ dàng. Nguyên nhân là vì người ta thường có khuynh hướng chú tâm vào những gì không được toàn vẹn, không được tốt đẹp của thế gian, của người khác mà cảm thấy bất mãn không thoải mái.

Khi tâm buồn bực trỗi dậy, họ trách cứ người khác. Vì thế dù là người ngu dốt cũng có thể nhìn thấy rõ ràng và nói ra chính xác những điều lầm lỗi của người khác. Tuy nhiên, khi người thông minh tự kiểm điểm những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân mình, họ thường rất hồ đồ và gặp rất nhiều khó khăn, gần như không tự nhận thức ra được. Bởi thế Phạm Thuần Nhân nhắc nhở học trò rằng, mấu chốt để trở thành người đức lớn là cần phải: “Dùng tâm trách người khác để tự trách mình, dùng tâm khoan thứ mình để khoan thứ người khác”.

(Hình minh họa)

Mắt nhìn thấy vấn đề của người khác, cũng là lúc để nhắc nhở bản thân không nên phạm sai lầm tương tự như thế. Làm được như vậy, chúng ta sẽ có thể tiến bộ dễ dàng. Chúng ta tha thứ cho bản thân rất dễ dàng, còn tha thứ cho người ta lại quá khó khăn. Nếu chúng ta có thể thực sự tha thứ được cho người khác như khi chúng ta tự tha thứ cho bản thân, thì đạt tới cảnh giới của Thánh hiền là điều hoàn toàn có thể.

Người ta thường nói rất nhiều lý lẽ để che giấu điều chưa tốt của bản thân mình, nhìn rõ điều sai trái của người khác còn cảm giác như bản thân mình tốt đẹp lắm, khiến cho con đường thăng hoa đức hạnh trở nên chậm chạp khó khăn.

Bước đầu tiên trên con đường trau dồi đức hạnh, ấy là cần cố gắng chịu khó tìm ra được những điều lỗi lầm của bản thân mình. Học được đạo lý rồi, dùng nó để nhìn nhận người khác thì thật là dễ dàng, nhưng để tự kiểm điểm bản thân lại vô cùng khó khăn. Cần phải dùng rất nhiều dũng khí và nghị lực mới có thể thay đổi được điều đó.

Vì vậy khi gặp phải khó khăn và mâu thuẫn, người phải xem xét lại, phải sửa chữa đầu tiên vĩnh viễn là bản thân mình, không chỉ trích người khác. Làm được như thế, sẽ không chỉ khiến đức hạnh của bản thân tăng cao mà còn có thể hóa giải mâu thuẫn, cảm hóa được người khác, làm thay đổi người khác. Đây cũng là điều quan trọng trong cách giáo dục của bậc hiền nhân xưa.

An Hòa (biên dịch)

Hán học ở bên Pháp

Cảm tưởng sau khi đọc bức thư luận học của người bạn ở Paris Sinh ra trong nước Việt Nam, nước người ta bảo nhau rằng có văn hiến bốn...

Phải chăng “Nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ (sún)” là xấu xa?

Câu nói “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ”. Hiện vẫn được dân gian sử dụng khá rộng rãi. Vậy nguồn gốc điển tích này từ đâu mà có?...

Các dịch giả Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa

Tôi không nhớ rõ tôi đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quán Trung lần đầu tiên vào năm nào và do ai dịch. Nhưng gần đây có độc...

Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá...

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Bánh Mì Sài Gòn Chấm Xì Dầu Đức

Bánh mì Sài Gòn nổi tiếng ngon nhất là bánh mì lò Trần Quang Khải, Q.1, gần ngã năm Trần Quang Khải, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Khát Chân và Nguyễn...

Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi

Tại sao kỳ quặc thế? Vì các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi vì những vấn đề này thời...

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Exit mobile version