Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hậu quả khôn lường của sự tức giận

Sống trên đời, khó có thể tránh được những lúc gặp phải chuyện không vui hay gặp phải những kẻ không biết điều.

Nếu như chúng ta cứ mãi không học được cách mở lòng, không làm được việc buông bỏ, cuộc sống sẽ ngột ngạt, muộn phiền bởi những chuyện vặt vãnh, từng ngày sẽ trôi qua vô ích trong mệt mỏi và vô vị.

Hậu quả khôn lường của sự tức giận

Đôi khi, sẽ có những kẻ cố tình làm khó chúng ta, giành giật với chúng ta, tranh cãi với chúng ta. Nếu chúng ta nổi cơn tam bành, đùng đùng tức giận nghĩa là đã trúng kế của họ.

Làm chủ cảm xúc chế ngự sự tức giận - thành công đang chờ đón bạn ...

Tức giận là một thứ cảm xúc tiêu cực. Cơn cáu giận trong lòng mà không trút ra được, nhẹ thì sẽ ảnh hưởng khẩu vị, làm tâm trạng tệ đi, nặng thì ảnh hưởng tới sức khoẻ, làm tổn thương cơ thể.

Tức giận chẳng khác gì việc chúng ta đang tự trừng phạt bản thân thay cho người khác. Việc chúng ta tức giận sẽ chỉ khiến người khác ngầm đắc ý, cười khẩy mà thôi.

Cho nên làm người, hãy biết khôn ngoan hơn, hà cớ gì phải tức giận để nhận lấy mọi thiệt thòi về mình? Giận dữ là hành động của người dại dột.

Khi tức giận, bản thân chúng ta bực bội, tự làm mình khó chịu. Khi chúng ta tức giận, người khác đâu có thương xót chúng ta? Chúng ta càng tức giận, người ta lại càng mừng. Chúng ta giận càng lâu, người ta lại càng thích.

Vậy thì hà cớ gì phải tức giận? Làm như vậy chẳng phải ngốc nghếch lắm sao?

Mỗi người chúng ta, tuyệt đối không nên vì người khác mà nổi giận. Cáu kỉnh vì kẻ tiểu nhân nào có tác dụng gì? Khi cơn giận dữ bùng lên, bệnh tật sẽ kéo tới và sau đó người chịu khổ chính là mình.

Mà khi sức khỏe bị ảnh hưởng, ngoài chúng ta chịu thiệt, người ngoài thử hỏi họ có bận tâm?

Vì thế, tại sao chúng ta lại phải tức giận? Chẳng phải rất mệt mỏi đó sao?

Giận dữ không chỉ ảnh hưởng tới khẩu vị, cảm xúc, giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến công việc và rất nhiều chuyện khác. Tức giận khiến chúng ta muộn phiền, cau có, tinh thần rối loạn, từ đó dễ phạm phải sai lầm trong công việc và cuộc sống, lợi bất cập hại.

Cuộc sống này, không phải để tức giận.

Tính toán chi li những chuyện vặt vãnh là cách phí phạm cuộc sống một cách vô nghĩa nhất. Mỗi một giây phút không so đo, không vướng mắc, coi nhẹ chuyện được – mất, không cáu giận tức là tôn trọng bản thân mình.

Hiệu ứng “Kết cục của ngựa hoang” và lời cảnh tỉnh mọi người

Trong tâm lý học có một hiệu ứng nổi tiếng có tên “Kết cục của ngựa hoang”:

Ngựa hoang trên thảo nguyên châu Phi thường xuyên bị dơi quỷ tấn công dẫn tới cái chết.

Nhưng các nhà động vật học phát hiện ra răng, lượng máu mà dơi quỷ hút là cực kỳ ít, không đủ để khiến ngựa hoang chết.

Cái chết của ngựa hoang là do nó nổi điên và chạy lồng lên. Cũng tức là ngựa hoang chết vì tức giận.

Tức giận thực sự gây tổn hại rất lớn cho tinh thần và thể xác của con người.

Các nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng, việc thường xuyên cáu giận, các mối quan hệ xã hội căng thẳng, sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm cho người trung niên, đặc biệt là với nam giới.

Vậy nên “giận nhiều hại thân” không phải là cách nói vô căn cứ.

Tức giận tưởng rằng người khác sẽ đau khổ, nhưng hóa ra lại đang đầu độc chính bản thân mình.

Cuộc đời vốn không dài, tại sao chúng ta lại phải tức giận để rút ngắn những ngày tháng tươi đẹp có hạn của chính mình?

Tức giận chẳng khác nào một cách tự tử âm thầm; độ lượng, bao dung, mở lòng đón nhận thế giới mới là bí quyết để sống lâu.

Cuộc sống hỗn độn với việc bị hiểu lầm, bị vu khống, bị hãm hại.., đừng quá so đo, cũng đừng quá chi li, cứ bình tĩnh kiềm chế bản thân và xử lý theo một cách phóng khoáng, rộng lượng.

Từ nay về sau, mỗi chúng ta hãy nhớ đừng tức giận, giận dữ là thuốc độc, là cách tự sát âm thầm, bào mòn rút ngắn cuộc sống của chính mình.

Có một câu nói rất hay như sau:

“Bớt ở bên kẻ khiến bạn tức giận, bớt ở bên kẻ nhiều chuyện, bớt ở bên kẻ không biết cảm ơn, bớt ở bên kẻ hời hợt với bạn, bớt ở bên kẻ nói dối không chớp mắt để mình được sống lâu thêm vài năm!”

Thấy vui khi ở cạnh ai thì cứ bên người ấy, cho dù là người thân hay bạn bè.

Cáu giận là tự tử mãn tính, ai khiến bạn bực bội, hãy tránh xa kẻ đó ra, nhắm mắt hít sâu thở chậm để bình tâm trở lại.

Thà ở nhà ăn cháo còn hơn là ăn tiệc thịnh soạn mà phải để ý sắc mặt của người khác.

Giận ít hại tinh thần, giận nhiều hại sức khoẻ, chi bằng mở lòng cho qua mọi chuyện, còn hơn là bực bội khó chịu trong người.

Bỏ qua cho người khác cũng là cách chúng ta buông tha cho chính mình.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Hình ảnh xe kéo xưa

Tại Việt Nam, chiếc xe kéo xuất hiện đầu tiên vào năm 1883 tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho đem từ Nhật Bản sang. Năm 1884, một...

Xem ngày kén giờ

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc...

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã biến đổi thế giới thế nào?

Nhiều người còn tin rằng cúm Tây Ban Nha sẽ diệt vong loài người, hoàn tất điều mà cuộc thế chiến vừa kết thúc chưa làm được. Tháng 9 năm...

Dân tộc tính

Bài Dân Tộc Tính sau đây là diễn văn của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục đọc ngày 9 tháng Ba năm 1955, trong một buổi diễn thuyết tại Sài Gòn,...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 1)

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 1)

Tháng mười, năm Quý Dậu (1873), tức là năm thứ hai mươi sáu đời vua Tự Đức, trước đây tám mươi năm, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội. Nguyễn...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Exit mobile version