Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hoạ phúc không lường

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”

Cách mấy tháng, con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng. Ông lão nói: “Được ngựa thế mà hoạ cho tôi đấy, biết đâu!”

Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Con què thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”

Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ có con ông lão, vì què, không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.

Hoài Nam Tử (2)

Lời bàn:

Hoạ phúc xoay vần, khó lòng biết được. Trong cái phúc, thường có cái hoạ nấp sẵn ở đấy; trong cái hoạ đôi khi lại có cái phúc nấp sẵn ở đấy. Cho nên, đối với sự hoạ phúc, ta không nên vội lấy việc chỉ có một thời mà quyết định cho là hay mãi, hay dở mãi được. Ta chỉ nên, khi gặp phúc, thì thao thủ cẩn thận, đừng có kiêu sa phóng túng, may mà giữ được phúc lâu dài; khi gặp hoạ, thì tu tỉnh lấy thân, đừng có ngã lòng, đừng có oán trách may mà qua được hoạ lại gặp được phúc chăng.

Tuyệt vời măng cụt Lái Thiêu

Măng cụt nằm trong danh sách các loại trái cây quí của vùng nhiệt đới được rất nhiều người ưa chuộng. Ít thấy ai bị dị ứng, hay ăn măng...

Thi “kiến” đồng tâm hay thi “khiếm” đồng tâm?

Tết Bính Tý (1996), tôi có đọc bài “Ngày Tết bàn chuyện rượu và thơ” của tác giả Bùi Đẹp đăng trên tạp chí Cẩm Thành số 7 do ngành...

Trần Nhật Duật: Danh tướng và vương tử tài hoa

Lịch sử Việt Nam đời Trần ghi đậm rõ nét của bao anh hùng tuấn kiệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.....

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật – Tể tướng tài ba Đại Việt

Bên cạnh tài quân sự kiệt xuất, danh tướng Trần Nhật Duật của nhà Trần còn được sử sách ghi nhận với tài ngoại ngữ có một không hai của...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc...

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: từ làng nghề Hà Đông đến lập ấp ở Đà Lạt

Là một trong những người Việt Nam đầu tiên du học ở Pháp về, Hoàng Trọng Phu đã có một tầm nhìn mới về văn hóa và kinh tế đương...

Ghi thực về đại lễ Nam Giao

Ngày 9 tháng Hai theo lịch An Nam, ký giả nhận ủy thác vào kinh đô Huế kính xem đại lễ tế Giao cùng chủ bút Phạm [Quỳnh] nên đã...

Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài...

Exit mobile version