Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khi người ngã ngựa…

Trong một câu chuyện phiếm, anh bạn nhắc đến từ cụm từ “tinh thần mã thượng”, tôi chợt nhớ rằng lâu lắm rồi tôi mới nghe lại từ này, cũng lâu lâu rồi không đọc thấy ai viết từ này. Người ta ít nhắc đến cụm từ “tinh thần mã thượng” vì bây giờ họ dùng từ khác hay hơn để thay thế, hay bởi xã hội ngày càng ít người có tinh thần mã thượng hơn xưa?

Hồi tốt nghiệp, một người bạn chép tặng tôi một bài thơ vào cuốn sổ nhỏ, tôi không biết tác giả là ai, lâu quá rồi, nay nghe cụm từ “tinh thần mã thượng” trong đầu tôi bỗng ngân nga lõm bõm mấy câu trong bài.

“Có những người
Trên đường đời
Cho ta niềm vui
Có những người
Trên đường đời
Cho ta cay đắng
Cho dù hạnh phúc
Cho dù khổ đau
Tim ta chấp nhận
Với bao nguyện cầu
…”

và cái kết thật ám ảnh:

“Có những người
Trên đường đời
Khi ta ngã ngựa
Vẫn còn vung roi.”

tinh thần mã thượng

“Tinh thần mã thượng” là gì? Nghĩa đen, là cụm từ dùng để nói về tinh thần trách nhiệm, đức tin, lòng trung thành, can đảm và danh dự của các hiệp sĩ thời trung cổ ở Châu Âu. Thời hiện đại, cụm từ này dùng để chỉ những người không phải là hiệp sĩ nhưng có tinh thần của hiệp sĩ.

Người có tinh thần mã thượng coi trọng trách nhiệm nên họ thường tự nguyện đảm nhận những việc khó khăn, vất vả. Và nhờ vậy họ trở thành người can đảm.

Họ quý trọng danh dự hơn mạng sống nên họ không chấp nhận đánh đổi phẩm giá để cầu chén cơm. Họ luôn đề cao tính trung thành nên không bao giờ họ đâm lén người khác sau lưng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Họ nói lời giữ lời, nhất quán trước sau như một.

Họ không bao giờ hà hiếp người dưới ngựa, nghĩa là người yếu thế hơn mình. Khi bị người yếu thế hiểu sai, sỉ nhục kiếm chuyện… người có tinh thần mã thượng thường không chấp nhặt lấy làm tức tối trả đũa.

Việt Nam mình có một cụm từ khác, cũng rất hay và có liên quan, “giang hồ mã thượng”. Giang hồ là những người sống lang bạt rày đây mai đó. Họ thường có tinh thần hào hiệp, phong lưu, trượng nghĩa, hay giúp đỡ người yếu thế.

Hồi xưa, đàn bà Việt ít lo việc xã hội nên cụm từ “tinh thần mã thượng” được dùng riêng cho giới đàn ông. Thế nên mới có chuyện khi thấy đàn ông nào mà chấp nhặt, câu nệ tiểu tiết, bủn xỉn, ăn hiếp người yếu thế, thì ông bà ta sỉ nhục hắn là “thằng đàn bà!” Giờ, thời thế thay đổi, đàn bà nếu muốn cũng đường hoàng tinh thần mã thượng như ai.

Đời sống xã hội người Việt mình, hiện nay, hẳn vẫn còn những người có tinh thần mã thượng nhưng có vẻ họ dần trở nên lạc lòai.

Ngày xưa, thằng con trai đứa con gái chạy xe ở đường, bị người già chạy yếu quẹt phải, thì người trẻ không bắt lỗi bắt phải mà dành lòng quan tâm coi người già có bị đau bị thương ở đâu không. Đàn ông con trai không chấp, không bắt nạt, thậm chí luôn nhường nhịn đàn bà con gái kể cả khi có xung đột, mâu thuẫn, nói gì đến việc xuống tay đánh đập. Giờ, già trẻ trai gái gì không quan trọng, ai có nhiều sức mạnh, quyền, thế và tiền hơn thì thắng. Bất chấp.

Tinh thần mã thượng không còn được dạy dỗ trong gia đình. Nhà trường bây giờ có dạy không? Có lồng ghép vào các bài học đạo đức để dạy con người sống cao thượng hơn?

Nhan nhản cảnh kẻ cậy có quyền ăn hiếp áp bức người yếu thế. Quan trên ăn hiếp quan nhỏ, quan nhỏ ăn hiếp nhà buôn, cơ sở làm ăn. Giới chủ ăn hiếp công nhân. Người có tiền khi có cơ hội vung tiền sử dụng dịch vụ thì liền ăn hiếp người phục vụ.

Cách đây chưa lâu, hồi tôi thường giúp dân oan và viết về hoàn cảnh, mảnh đời, trường hợp của họ, tôi những tưởng họ sẽ nhận được nhiều đồng cảm. Tôi đã khá bất ngờ khi có rất nhiều người nghi ngờ dân oan và vu cho họ đủ thứ tội, chụp mũ, sỉ nhục đủ các kiểu. Hỏi ra đã tiếp xúc với dân oan chưa thì bảo chưa? Nếu có tinh thần mã thượng thì không ai làm cái điều tác tệ vậy.

Lên mạng xã hội thì càng khó tìm ra người có tinh thần mã thượng. Qua ứng xử, trao đổi, thảo luận… thấy lớn nhỏ, trong ngoài, cao thấp gì cũng đều ăn thua đủ từng chút, ngay với kẻ dưới mình. Khi người ta đã rơi vào thế không còn chống đỡ hoặc đã chịu thua, kẻ thừa thắng vẫn xông lên đạp bồi thêm vài cú, chỉ để cho hả. Thấy người ngã ngựa mà ta vẫn còn vung roi là thể hiện cái ác, tàn bạo và giết chết danh dự của chính mình. Cái đẹp chết thì cái không đẹp trỗi dậy.

Nếu chúng ta không còn nhắc nhau cố gắng giữ những điều tốt đẹp, dù ít ỏi, trong cái xã hội vốn đã quá nát quá chán này, thì mai mốt lấy hạt giống đâu mà gieo?!

Nguyễn Thị Bích Ngà

Theo facebook Nguyễn Thị Bích Ngà
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả

Ý nghĩa mỗi loài hoa trên tà áo dài Tết của phụ nữ Việt

Không chỉ điểm xuyết cho vẻ đẹp thanh tân và quyến rũ của người phụ nữ, họa tiết hoa trên những tà áo dài Tết còn mang nhiều tầng ý...

Tạp chí là gì? Tạp chí ra đời khi nào?

Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn bản văn học và triết học, sau...

Hàm Nghi – Từ vị vua bị lưu đày trở thành nghệ sĩ

Năm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Loạt tranh vẽ về đời sống ở Việt Nam xưa

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Tìm hiểu văn hóa miền Tây – Phần 3 – Lễ hội của địa phương

Lễ Cúng Trăng Ooc-Om Bok và Đua Ghe Ngo Lễ Ooc-Om Bok, tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?

Ngoại trừ chế độ mẫu hệ, còn như trong chế độ phụ hệ người đàn bà chẳng mấy khi có chồng cả, chồng lẽ; ngược lại đàn ông năm thê...

Ảnh cực hiếm về bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở...

Người Việt có bị đồng hóa hay không?

Vấn đề nguồn gốc của người Việt từng là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và không thực sự rõ ràng, nhưng thông qua các nghiên cứu di truyền,...

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Dòng họ Lý ở Hàn Quốc

800 năm đã qua, giờ đây có quá ít tư liệu về sự kiện lịch sử này. Những tư liệu hiếm hoi tìm được lại ít nhiều khác nhau về...

Exit mobile version