Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Không yêu nhau mới loạn

Đại ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng không yêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn hại người, mà hại người, tất ghét người, giết người, tất người ghét lại mà thành ra không ai được bình yên, ai cũng chỉ lo toan tranh cướp lấy lẫn của nhau mà thôi. Vậy muốn cho khỏi loạn, tất phải làm sao cho thiên hạ biết yêu nhau.

Thánh nhân trị thiên hạ tất phải biết loạn từ đâu mà ra thì trị thiên hạ mới được, không biết loạn từ đâu ra thì trị không nổi được thiên hạ. Ví như thầy thuốc chữa bệnh cho người ta, tất phải biết bệnh căn tự đâu khởi ra thì mới chữa được, chớ không biết thì chữa không nổi được bệnh. Người trị loạn có khác gì thế?

Loạn tự đâu mà sinh ra? Sinh ra bởi không yêu nhau.

Con không hiếu với cha, tôi không trung với vua, thế là loạn đấy. Con chỉ yêu thân con, không yêu đến cha, cho nên làm thiệt cha để lợi mình; em chỉ yêu thân em, không yêu đến anh, cho nên làm thiệt anh để lợi mình; bầy tôi chỉ biết yêu thân mình mà không biết yêu vua cho nên làm thiệt vua để lợi mình. Thế là loạn đấy.

Tuy đến cả cha mà cũng không thương con, anh mà cũng không thương em, vua mà cũng không thương bầy tôi, thế cũng là loạn. Cha chỉ yêu thân cha, không yêu đến con, cho nên làm thiệt con, để mình được lợi, anh chỉ yêu thân anh, không yêu đến em, cho nên làm thiệt em để mình anh được lợi, vua chỉ yêu thân vua, không yêu bầy tôi, cho nên làm thiệt bầy tôi để mình được lợi.

Tại sao mà sinh ra những điều ấy? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả thôi không? Đến cả quân trộm, quân giặc cũng vậy. Thằng trộm chỉ biết yêu nhà mình không biết yêu nhà người khác, thằng giặc chỉ biết yêu thân mình chẳng yêu thân người khác, cho nên sát hại thân người khác để lợi thân mình. Tại sao mà sinh ra như thế? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả mà thôi không?

Cho đến cả các quan khuynh loát nhau, các nước chư hầu đánh lẫn nhau, cũng chỉ tại các quan chỉ biết yêu nhà mình, không yêu nhà khác cho nên hại nhà khác để lợi cho nhà mình, các nước chỉ biết yêu nước mình không yêu nước khác cho nên đánh nước khác để lợi cho nước mình.

Ấy thiên hạ sinh ra loạn là bởi như thế cả.

Nếu biết yêu nhau, thì còn ai nỡ hại ai, mà thiên hạ làm gì chẳng bình trị.

Mặc Tử

Lời bàn:

Đại ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng không yêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn hại người, mà hại người, tất ghét người, giết người, tất người ghét lại mà thành ra không ai được bình yên, ai cũng chỉ lo toan tranh cướp lấy lẫn của nhau mà thôi. Vậy muốn cho khỏi loạn, tất phải làm sao cho thiên hạ biết yêu nhau. Mà có yêu nhau thì mới thương nhau, đã yêu thương nhau thì mầm loạn tắt. Đó chính là cái cốt yếu của Mặc Tử, là cái ý kiếm ái, yêu cả loài người không phân biệt thân sơ gì cả.

Ý Mặc Tử đây cũng giống như ý của Mạnh Tử nói: “Ở đời, ai nấy đều con cái biết thân yêu cha mẹ, kẻ dưới biết tôn trọng người trên, thì tự khắc thiên hạ bình trị”, nhưng có phần thống thiết hơn, vì nói đến cả vua trên, cả cha mẹ cũng không thương yêu tôi con cho nên sinh loạn. Cái thuyết ấy kể thật xác đáng, ở cái đời ai ai cũng chỉ tự tư, tự lợi,có nói thế, mới mong người tỉnh lại ít nhiều chăng.

Chữ “Việt cổ” của ông Đỗ Văn Xuyền

Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Nữ thọ tiên Ma Cô là ai?

Hình ảnh vị tiên nữ in trên đĩa mà nhiều người quen thuộc này chính là tiên nữ Ma Cô, một vị nữ thọ tiên của Trung Quốc. Ngoài ra,...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Bí ẩn chưa có lời giải của vương quốc Champa

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một...

Giấc mơ hàng hiệu Liên Xô thời bao cấp

Mỗi đợt nhận được vài cái quần bò, bán rẻ thì một chiếc cũng phải 2 chỉ vảng, có chiếc hàng độc, người ta kì kèo tôi bán với giá...

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa, không thành phố nào có ! Sau khi quân đội Hoàng Gia Nhật Bản thua trận phải đầu hàng và rút...

“Đôi Mắt Người Xưa” là tác phẩm của NS Trúc Phương hay NS Ngân Giang

“Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi…” là câu hát đầu tiên trong bài nhạc mà chúng ta quen gọi với tên “Đôi Mắt Người Xưa” tác giả...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 1

Bài nầy nhắm vào việc giới thiệu với giới trẻ một khía cạnh của tiếng Việt, đó là những từ Việt gốc Pháp. Do đó nhiều chỗ có những giải...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Exit mobile version