Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự trong việc giới thiệu

  1. Giới Thiệu

Chúng ta dẫn người bạn tới nhà chơi, chúng ta đưa bạn ấy tới gặp ba má và nói : thưa ba má, đây là anh T…học cùng lớp với con, làm như thế tức là giới thiệu người bạn với ba má chúng ta.

Theo sự lễ độ, dẫn một người bạn vào nhà, chúng ta phải đưa người đó tới chào ba má. Đồng thời, khi đến nhà một người bạn, chúng ta nhớ nhắc người bạn dẫn chúng ta tới chào ba má của người bạn.

Trong bữa cơm thân mật, chúng ta mời ba bốn người đến tham dự, nếu họ chưa biết nhau, thì chúng ta giới thiệu tên và chức vị của mỗi người để tiện cho việc xưng hô và trò chuyện.

  1. Giới Thiệu Ai Trước

Phải giới thi trên trước. Thí dụ : chúng ta dẫn người bạn đến thăm thầy giáo, hai người chào thầy xong, chúng ta nói : thưa thầy, đây là anh T…, bạn con đang học lớp 9 trường Thoại Sơn. Chúng ta đi đường với ba má, gặp một chị bạn cùng lớp, sau khi chào nhau, chúng ta giới thiệu chị bạn với ba má : thưa ba má, đây là chị H…học cùng lớp với con. Nói thế, tức là chị H đã biết người đi chung với chúng ta là ai rồi. Như vậy, thường chỉ giới thiệu người dưới với người trên là đủ. Trường hợp người dưới chưa biết rõ địa vị, chức vụ người trên, chúng ta mới giới thiệu người  trên lại cho người dưới.

Thí dụ : đang đi với anh chị của chúng ta mà gặp thầy dạy, chúng ta muốn đứng lại nói chuyện, trước hết chúng ta giới thiệu anh chị của chúng ta cho thầy giáo : thưa thầy, đây là anh chị con. Rồi giới thiệu thầy lại cho anh chị : đây là thầy A, dạy văn ở trường con.

  1. Phải Làm Gì Khi Giới Thiệu

Khi giới thiệu, tay mặt phải giơ ra về phía người dưới và nói với người trên : thưa ba má, đây là chị H, học cùng lớp với con. Trường hợp giới thiệu người nọ với người kia, thí dụ chúng ta giới thiệu ông A cho ông B trước, tay mặt chúng ta giơ ra phía ông A và nói : xin giới thiệu ông A, cán bộ công tác tại bộ giáo dục. Rồi giơ tay về phía ông B và nói : đại úy đang công tác tại quân khu 4.

  1. Phải Làm Gì Khi Được Giới Thiệu

Hai người được giới thiệu cúi  đầu chào nhau, hoặc có thể bắt tay nhau và nói : hân hạnh dược biết ông. Nếu là người trên và người dưới, thì  người trên đưa tay ra và người dưới mới được bắt.

Không cần giới thiệu hai người đã quen nhau. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần nói : chắc hai anh chị đã quen nhau. Trong trường hợp một người định giới thiệu chúng ta với một người bạn đã quen biết, chúng ta nên đỡ lời hộ : thưa anh, chúng tôi đã từng quen biết nhau.

  1. Tên hay Danh Vị Trước

Thường khi giới thiệu, chúng ta giới thiệu tên người đó trước và danh vị họ sau. Thí dụ : Xin giới thiệu ông Nguyễn Văn A, đại úy không quân. Trong một buổi lễ, đối với một vị khách đặc biệt, chỉ cần giới thiệu danh vị cho mọi người tham dự. Thí dụ giới thiệu : ông thủ trưởng bộ thông tin.

  1. Tóm Lược

Khi dẫn bạn tới nhà chơi, chúng ta phải đưa bạn tới gặp ba má và giới thiệu : thưa ba má, đây là anh Y, học cùng  lớp với con, chúng ta phải giới thiệu người dưới cho người trên. Khi giới thiệu, tay mặt ta giơ ra về phía người dưới và nói… Hai người được giới thiệu cúi đầu chào nhau hoặc bắt tay và nói : hân hạnh được biết ông. Chúng ta giới thiệu tên người đó trước rồi mới đến tước vị. Đối với hai người đã quen nhau, thì không cần giới thiệu.

Họa sĩ Duy Liêm – người vẽ bìa tờ nhạc trước 1975

Trước năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc...

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Tranh làng Sình

Cạnh ngã ba Sình, điểm hợp lưu giữa sông Bồ với sông Hương, có một làng chuyên nghề in tranh mộc bản, tạo nên một dòng tranh nổi tiếng ở...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Ảnh về Việt Nam năm 1948

Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, đàn ông Việt “đậu” như chim trên hàng rào, xe điện ở Sài Gòn… là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp...

Hình hài của quảng cáo Việt Nam trước 1975

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu,...

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Exit mobile version