1. Tạm dừng và hít thở sâu

Khi bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, mất bình tĩnh nếu không làm chủ được bản thân, rất có thể bạn sẽ đưa ra những hành động, lời nói mà sau khi bình tĩnh sẽ phải hối tiếc. Lúc này bạn hãy cố gắng nhắm mắt lại đếm đến 10s sau đó hít thở thật sâu bạn sẽ thấy mình bình tĩnh lại, việc làm này sẽ có tác dụng giảm lượng adrenaline một chất do tuyến thượng thận tiết ra khi chúng ta nóng nảy, tức giận.

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 0

Lần sau, khi bạn vướng phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một phút và làm những bước sau:

– Hít thở sâu bằng bụng năm lần.

– Hãy tưởng tượng rằng mỗi lần thở ra là bạn đang tống căng thẳng ra ngoài.

– Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.

2. Thả lỏng cơ thể

Chắc chắn khi tức giận, mất bình tĩnh cơ thể bạn sẽ gồng lên như cơ mặt nhăn nhó, nghiến răng, rút vai, để lấy lại sự bình tĩnh thì sau khi tập hít thở sâu, hãy kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào chưa thả lỏng tự nhiên hay không.

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 1

Hãy cố gắng để nó về trạng thái bình thường, thư giãn bằng cách mát-xa nhẹ nhàng những vùng đang căng thẳng.

3. Tự đặt ra một số câu hỏi đơn giản cho chính mình.

Một nguyên tắc để rèn luyện sự bình tĩnh đó là không bao giờ được phép phản ứng ngay sau khi bạn đang thực sự bị kích động, thay vào đó bạn hãy giữ bình tĩnh và tự hỏi mình một số câu hỏi sau:

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 2

– Tại sao mình lại bị kích động như thế?

– Có phải mình đang mất bình tĩnh không?

– Người khác sẽ phản ứng gì khi mình hành động như thế?

– Điều gì đáng để mình mất bình tĩnh như vây…?

– Việc đó có ảnh hưởng gì tới mình sau này không?

– Tất cả những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp kích thích phần trí tuệ trong bộ não để bạn không làm ra những phản ứng thái quá.

4. Đừng đòi hỏi quá nhiều

Hãy nghĩ rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý bạn, bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác, nên đừng bắt họ phải theo ý mình, khi bạn bắt người khác và bạn phải hoàn hảo phải theo ý mình thì bạn đang mang thêm một gánh nặng cho mình.

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 3

Khi đã đơn giản mọi chuyện thì suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điều giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Chắc chắn rằng khi mất bình tĩnh bạn sẽ có những tư tưởng oán giận như: “Thật không công bằng với mình” “Hắn ta sẽ phải trả giá” “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. ” Tôi sẽ giết chết người đó nếu tôi gặp được”, ” Mình sẽ chết mất”. Càng suy nghĩ như vậy sẽ càng làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn, cơ mặt sẽ gồng lên, nóng bừng. Vì thế hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi.

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 4

Sẽ rất khó khăn để loại bỏ những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt đó nhưng nếu bạn nghĩ mình đang rèn luyện giữ bình tĩnh thì hãy loại bỏ ngay những lời nói tiêu cực đó đi. Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực hơn nhé.

6. Hãy bước ra ngoài.

Một điều rất hay gặp ở hầu hết mọi người là lúc căng thẳng, mất bình tĩnh, strees thường đóng cửa ở trong phòng tức giận, kể cả khóc lóc tự dày vò bản thân, tại sao lúc đó bạn không bước ra ngoài để đón nhận luồng không khí trong lành như đi bộ, đạp xe hoặc lên một chuyến xe bus nào đó đi vòng quanh thành phố, khi đó bạn sẽ cảm thấy được những điều tốt đẹp từ thiên nhiên.

6 việc nên làm để kiềm chế cảm xúc cá nhân khi nóng giận và bị mất bình tĩnh 5

Tác dụng của thiên nhiên đối với việc giảm căng thẳng là rất tốt. Suy cho cùng con người cũng do tự nhiên sinh ra và còn gì thư thái hơn khi nằm trong vòng tay của mẹ mình.