Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lòng người đen trắng

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn biết đến, chỉ muốn quên sạch. Bởi thế Liệt Tử thành ra chán đời, mới đặt ra câu chuyện này để tỏ hết cái nỗi bực tức đau thương trong lòng.

Nước Tống[1] có anh đứng tuổi, tự nhiên mắc phải bệnh quên; buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên; ngày nay cho ai cái gì, ngày mai đã quên; ra đường quên cả đi, ở nhà quên cả ngồi; trước có làm những gì, bây giờ đã quên hết, bây giờ đang làm gì, sau này cũng quên hết.

Cả nhà anh ta lấy làm lo. Xem bói không tốt, đi cúng không đỡ, đón thầy chữa thuốc cũng không khỏi.

Sau có ông đồ nước Lỗ[2] đến xin đám[3] nói rằng chữa được. Vợ người có bệnh hứa với ông đồ hễ chữa khỏi, thì chia cho nửa cơ nghiệp. Ông đồ nói:

– Bệnh này bói không ra được, cúng không khỏi được, thuốc không chữa được. Nay tôi thử hóa[4] cái tâm tính biến cái trí lự[5] anh ta, may mà khỏi chăng.

Nói đoạn, ông đồ liền sai lột áo để cho rét, thì thấy anh ta xin áo, sai cấm ăn, để cho đói thì thấy anh ta xin ăn, sai đem vào chỗ tối, thì thấy anh ta xin ra chỗ sáng.

Ông đồ hớn hở bảo con anh ta rằng:

– Bệnh chữa được, song môn thuốc của tôi bí truyền không thể nói cho ai biết”.

Rồi ông đuổi cả người chung quanh đi, chỉ một mình ông ở với người có bệnh trong bảy ngày. Chẳng ai biết ông đồ chữa, chạy ra thế nào, mà cái bệnh lâu năm như thế khỏi phăng.

Khi anh có bệnh đã tỉnh như thường, anh liền nổi cơn giận, chửi vợ, đánh con, cầm giáo đuổi ông đồ.

Người ta bắt anh hỏi vì cớ gì mà anh giận như vậy, anh ta nói:

“Lúc trước ta có bệnh quên, thì trong lòng ta thản nhiên khoan khoái, giời đất có hay không, ta cũng chẳng biết. Nay ta hết bệnh, ta lại nhớ cả những việc vài mươi năm về trước, việc còn, việc mất, việc được, việc hỏng, việc thương, việc vui, việc yêu, việc ghét trong lòng lại muôn mối ngổn ngang bời bời nổi lên vậy. Ta e sau này, những việc còn, mất, được, hỏng, thương, vui, yêu, ghét ấy cứ vướng vít trong lòng ta mãi mãi, thì bấy giờ dù muốn quên cả đi một phút, một lát, liệu còn có được nữa chăng?”

Lời bàn:

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn biết đến, chỉ muốn quên sạch. Bởi thế Liệt Tử thành ra chán đời, mới đặt ra câu chuyện này để tỏ hết cái nỗi bực tức đau thương trong lòng. Ôi! Chẳng gì cái đời cổ tự Liệt Tử cũng còn chất phác, mà đã khắt khe đáng chán như thế, huống chi cái đời bây giờ là cái đời mỗi ngày gian trá quái ác thêm sinh, thì phỏng còn có gì làm cho người biết nghĩ đáng yêu, đáng quí nữa:

Nghĩ thân phù thế mà đau,

Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê!

———————-

[1] Tống: nước chư hầu đời Xuân Thu ở huyện Thương Khưu, tỉnh Hà Nam bây giờ. [2] Ông đồ người nước Lỗ: đây ám chỉ Khổng Phu Tử.

[3] Xin đám: nói với người ta để xin việc mà làm

[4] Hoá: đổi hẳn tính này ra tính khác, hình nọ ra hình kia

[5] Trí lự: cái lòng to toan mưu tính công việc gì.

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Kế sinh nhai trên phố phường Việt Nam năm 1900

Những hình ảnh dưới đây được giới thiệu trong một ấn phẩm có tiêu đề “Bắc Bộ 1900” (Le Tonkin eu 1900) được xuất bản nhân triển lãm thế giới...

Báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của...

Người phương Tây thán phục vua Gia Long – “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Tình Anh Lính Chiến của Nhạc Sĩ Lam Phương

Năm 1958 cũng như bao lớp người trai trẻ khác, nhạc sĩ Lam Phương hăng hái lên đường làm nhập ngũ làm bổn phận của người trai thời loạn. Trong...

Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa...

Xứ Đài, bến đục hay trong?

Tôi nghe em vừa bật khóc Nông trường, đất đỏ Đài Loan Chân non, hụt hẫng bờ hoang Ngơ ngác, cạnh chàng khuyết tật… Mấy câu thơ nho nhỏ trên...

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: từ làng nghề Hà Đông đến lập ấp ở Đà Lạt

Là một trong những người Việt Nam đầu tiên du học ở Pháp về, Hoàng Trọng Phu đã có một tầm nhìn mới về văn hóa và kinh tế đương...

Từng có một Thăng Long kỳ lạ

Trong khoảng thời gian 1639-1645, Daniel Tavernier với tư cách là một viên sĩ quan phụ trách kế toán trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đến...

Exit mobile version