Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lòng người như nước là cốt lõi của thành công

Trước kia có một vị thương nhân trẻ tuổi, vì bị người hợp tác bán đứng mà cả tiền của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ nên muốn nhảy xuống hồ tự vẫn. Khi đến bên hồ, anh gặp một vị trí giả đang ngồi tĩnh tọa, liền đem cảnh ngộ kể lại cho vị trí giả nghe…

Nước có những đức tính cao quý đáng để con người học hỏi. (Tranh sưu tầm từ Internet)

Vị trí giả mỉm cười rồi khuyên bảo và dẫn anh ta về nhà mình. Sau đó, ông lấy ra một tảng băng rất to và cứng từ trong tầng hầm và nói với vị thương nhân: “Cậu hãy dùng sức lực mà làm cho nó tan ra!”

Vị thương nhân dùng búa đập, anh ta đập hết sức nhưng cũng chỉ có thể tạo ra những vết nứt nhỏ trên mặt tảng băng kia.

Dường như cảm thấy còn chưa tận sức, vị thương nhân lại vung búa đập tảng băng, nhưng trong chốc lát cũng chỉ có một chút băng vụn bắn ra. Anh ta thở hồng hộc và lắc đầu nói: “Tảng băng này quả thực là quá cứng!”

Vị trí giả không nói mà đem tảng băng đặt lên nồi sắt nấu. Khi nồi bắt đầu nóng lên thì tảng băng cũng dần dần tan ra. Vị trí giả hỏi: “Cậu có lĩnh ngộ được ra điều gì không?”

Vị thương nhân nói: “Có một chút! Cách mà tôi đối phó với tảng băng là không đúng. Tôi không nên dùng búa đập, mà nên dùng lửa đốt”.

Vị trí giả khuyên bảo anh thương nhân. (Tranh sưu tầm từ Internet)

Trí giả lắc đầu, vị thương nhân lộ rõ vẻ mặt khó hiểu, cúi đầu xuống và xin được thỉnh giáo. Vị trí giả nói một cách thâm sâu: “Cái mà ta muốn cho cậu thấy chính là những đặc tính quý giá của nước. Người thành công cũng cần phải có những đức tính ấy!”

Băng tuy là nước, nhưng so với nước lại cứng rắn gấp trăm vạn lần. Càng trong hoàn cảnh giá lạnh khắc nghiệt nó lại càng thể hiện ra đặc tính vững chắc như sắt thép của mình. Con người cũng nên như thế, càng ở trong gian khó thì càng phải có “ý chí kiên cường”.

Nước hóa thành hơi, hơi là vô hình, nếu hơi tụ trong một phạm vi nhất định thì sẽ tạo ra lực rất lớn, lực đẩy mạnh vô cùng. Đây chính là “Tụ khí sinh tài”.

Nước làm sạch vạn vật, cho dù vật bẩn như thế nào trên thế gian này, nước đều mở rộng lòng mình tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó, từ từ tự mình làm sạch. Đây chính là “Bao dung tiếp nhận”.

Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ chỗ cao xuống chỗ thấp, khi gặp vật cản nó kiên nhẫn vô cùng, nếu gặp phải hòn đá, nước sẽ dần dần mài mòn hòn đá ấy. Đây là “Lấy nhu thắng cương”.

Nước tụ lại thì mạnh mẽ vô cùng. (Tranh sưu tầm từ Internet)

Nước có thể dâng cao cũng có thể hạ xuống thấp. Khi ở trên cao nước hóa thành mây mù, lúc ở dưới thấp lại hóa thành mưa và sương, nhiều giọt nước nhỏ hội tụ lại thành sông, chảy từ cao xuống thấp. Đây là “Co được giãn được”.

Nước mặc dù là lạnh nhưng lại có một tấm lòng lương thiện. Nó không tranh không đấu, hơn nữa còn nuôi sống vạn vật trên thế gian nhưng lại không đòi hỏi báo đáp. Đây là “Nuôi dưỡng thiên hạ”.

Sương mù nhìn như mờ ảo, nhưng lại mang thân thể tự do nhất. Nó có thể kết thành mưa mà hóa thành hình ảnh giọt nước và lại có thể tán ra thành vô hình lơ lửng giữa đất trời. Đây chính là “công thành thân thoái” (làm xong việc rồi thì lui), cũng là một cảnh giới cao của con người.

Lòng người như nước! Sở dĩ năng lực, thiện ác, dục vọng … của mỗi người không giống nhau là bởi vì có cảnh giới khác xa nhau mà thôi.

Sài Gòn và Giai Cấp trong xã hội năm xưa

Nguồn gốc danh từ Saigon phát sanh khi người Pháp đặt chân lên mảnh đất miền Nam Việt Nam, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông đọc là SICUNG, tiếng...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 4 – Chữ viết

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Bàn về hiểm họa văn hóa lai căng ở Việt Nam

Nền văn hóa nào cũng cần có sự giao lưu nhưng sự giao lưu một cách nguyên vẹn, rập khuôn mà không được Việt hóa thì đó là sự giao...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Quốc tử giám Huế – Di tích văn hóa Cố đô

Dưới thời nhà Nguyễn, tại Huế có một trường học với tư cách Đại học Quốc gia đầu tiên, tồn tại với danh xưng là Quốc Học Đường ( hay...

Đại Lộ Charner cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 – Phần 1

Mỗi thành phố đều thường có một đại lộ xuyên trục dẫn đến trung tâm hay nằm trong trung tâm thành phố, nơi có nhiều cơ sở, công trình văn...

Áo dài của người Việt

Đã rất lâu, bên cạnh chiếc áo dài ngũ thân trang trọng của phụ nữ thì đã tồn tại một thứ áo dài cho đàn ông để cân xứng. Chiếc...

Sài Gòn xưa qua những bức ảnh đời thường tuyệt đẹp

Sài Gòn xưa sẽ là sự tò mò đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Sài Gòn ( nay là Thành Phố Hồ Chí Minh ) vốn được mệnh danh...

Nhớ những kỷ niệm về cây ăng-ten và chuyện nghe nhìn ngày trước

“Quay qua trái chút xíu. Chưa trong ba ơi, qua phải chút xíu đi!” Đó là những câu nói quen thuộc thân thương ngày trước… Đi trên đường bây giờ,...

Exit mobile version