Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một câu chuyện nhân quả trị bệnh thời Nam Tống

Lịch sử phương Đông thường lưu hành rất nhiều phương pháp trị bệnh kỳ lạ, lưu truyền mãi cho đến tận thời hiện đại. Có rất nhiều phương pháp được công nhận ngày nay như châm cứu, điểm huyệt, và cũng có những phương pháp bị cho là mê tín như bùa phép. Thậm chí cả các câu chuyện nhân quả cũng có thể bị coi là mê tín. Tuy vậy có rất nhiều danh nhân từng lưu lại các câu chuyện kỳ lạ đó, đơn cử như trong cuốn “Duyệt Vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam. Điều đó khiến một số người thời nay không khỏi suy nghĩ.

Một câu chuyện nhân quả trị bệnh thời Nam Tống
(Tranh minh họa qua Kknews.cc)

Dưới đây là một câu chuyện nhân quả được ghi lại trong sách “Di Kiên Chí” thời Nam Tống:

Vào thời Nam Tống, tại Hải Khẩu, Phúc Châu có một vị quan tuần sát tên là Tôn Sỹ Đạo. Thường ngày ông quản lý việc huấn luyện binh sỹ, tuần tra thị sát châu ấp. Vì Tôn Sỹ Đạo từng học đạo thuật của một dị nhân, nên có thể dùng bùa phép trị bệnh, vô cùng linh nghiệm. Vậy nên rất nhiều người tìm đến ông chữa trị những căn bệnh nan y kỳ lạ.

Lúc đó có một vị quan tư pháp họ Vương, làm quan tới chức Đề Hình. Em dâu của ông mắc bệnh lạ, mỗi lần phát tác, nàng ta đều chỉ thẳng vào mặt họ Vương, gọi thẳng tên và mắng chửi không ngớt, đã như vậy hơn một năm.

Họ Vương mời người cử hành nghi lễ cúng tế quỷ thần, xua đuổi tà ma, đã thử hết cách nhưng vẫn không hiệu quả. Ông ta nghe tới danh tiếng của Tôn Sỹ Đạo, bèn phái người thỉnh mời tới nhà xử lý vấn đề hóc búa này.

Tôn Sỹ Đạo đề nghị toàn bộ mọi người trong nhà họ Vương trai giới bảy ngày, sau đó ông mặc áo choàng của Đạo gia, thắp hương cúng tế, đích thân viết tấu sớ, kể lại tình hình nhà họ Vương. Sau khi làm lễ bái lạy trời đất, ông hoá tờ sớ đi. Em dâu của họ Vương biết chuyện bèn nói: “Quan tuần sát họ Tôn dẫu có thể trị được tà ma, nhưng thân tôi bị oan hồn gắn lên thì có thể làm gì được đây?”

Sau khi Tôn Sỹ Đạo tới, bèn thỉnh mời em dâu của quan viên họ Vương ra diện kiến. Họ Vương nói: “Nàng ta bệnh tới mức đó rồi, gọi nàng ta ra, chắc chắn lại bị mắng nhiếc, sao có thể để nàng ta ra ngoài được?” Tôn Sỹ Đạo nói: “Để ta thử nói chuyện với nàng ta xem.”

Người em dâu vui vẻ nhận lời: “Được, đợi một chút, để ta chải lại tóc, trang điểm một chút rồi ra ngoài.” Rất lâu sau, nàng ta mới xuất hiện, chỉ thấy đó là một người phụ nữ ăn mặc chỉnh tề, diện mạo gọn gàng như lúc thường.

Em dâu của quan họ Vương gặp được Tôn Sỹ Đạo bèn nói: “Nhà tôi có 4 người, nhưng đều vì hàm oan mà mất mạng.”

Nàng ta còn cho Tôn Sỹ Đạo xem vết thương do bị dùng hình nơi ngực và nói: “Tôi bị cực hình tra tấn như thế, nỗi hàm oan này sao có thể buông bỏ?”

Tôn Sỹ Đạo dùng lời thiện khuyên can và dẫn dụ, mong nàng ta đừng đẩy mọi chuyện tới mức quá nghiêm trọng. Em dâu họ Vương bái lạy ba lạy rồi lui vào trong nhà.

Sau đó Tôn Sỹ Đạo nói khẽ với họ Vương rằng: “Ông còn nhớ chuyện xảy ra ở châu Nam Kiếm không?” Nhưng họ Vương đã không thể nhớ ra. Tôn Sỹ Đạo bèn viết ra danh tính của bốn người trong lòng bàn tay mình, đưa cho ông ta xem. Sau khi xem xong, họ Vương chỉ cúi đầu không nói, vẻ mặt lộ rõ sự hối hận và khiếp sợ.

Hoá ra họ Vương từng đảm nhiệm chức Thông Phán tại châu Nam Kiếm. Khu vực ông cai quản xảy ra một vụ án trộm cướp, ông bèn dẫn người tới bắt, thì bắt được một cặp vợ chồng. Hai người bao che cho kẻ trộm, mặc dù tội không đáng chết, nhưng họ Vương vẫn khép họ vào tội chết.

Con gái của cặp vợ chồng này ở làng bên, nghe nói cha mẹ bị hại thì vội vàng tới mắng nhiếc họ Vương đã xử oan sai, giết hại cha mẹ nàng ta. Vương thông phán nổi trận lôi đình, bắt nàng ta lại, giết đi. Vì người phụ nữ này đang mang bầu, nên lại là hai mạng người nữa. Vậy nên Vương thông phán đã giết oan bốn mạng người.

Tôn Sỹ Đạo nói: “Nỗi oan khuất này ta không có cách nào trị được, chỉ có thể tạm thời khiến nàng ta bình tâm lại. Nếu sau này bệnh tình của em dâu ngài lại phát tác thì không cần tìm tới ta nữa.”

Sau khi Tôn Sỹ Đạo rời đi, quả nhiên người em dâu yên ổn được một thời gian, nhưng hai tháng sau bệnh tình lại phát tác. Mãi tới khi họ Vương qua đời người em dâu mới hết bệnh, khôi phục lại cuộc sống bình thường.

Theo SecretChina.com

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Sống với lòng biết ơn để cuộc đời luôn đong đầy ý nghĩa

Cuộc sống ý nghĩa được tạo nên từ những khoảnh khắc vô giá của việc “cho đi” và “nhận lại”. Bạn sẽ không thể trở thành một người con ngoan,...

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

Xóm Lan Chi thời đẹp xưa…

Xóm Lan Chi, xóm nhỏ với cái tên dễ thương như vậy nằm ở đâu trong thành phố này? Không mấy ai biết đó là khu xóm nằm dọc theo...

Thế lực các chú trong Nam kỳ

[Người Tàu sang Nam kỳ từ bao giờ? – Quốc triều ta ngày trước chiêu tập dân Tàu và xử trí họ khôn khéo là thế nào? Người Minh hương.] ...

Đà Nẵng – Địa danh ấy có từ bao giờ?

Địa phương được đề cập trong bài này có đến ba tên gọi: Đà Nẵng, Hàn và Tourane. Cả ba địa danh này đã được mọi người - giới biên...

Bộ ảnh về thời trang, cuộc sống người Nam bộ đầu thế kỷ 20

[caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Hát rong trên đường phố.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gánh hát giữa phiên chợ quê.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gian hàng lưu động bán trái cây,...

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát...

Ký Ức Về Truyền Hình Ngày Trước

Trong những phương tiện giải trí, tôi nhớ nhất là chiếc TV hiệu Sharp 14 inch trắng đen mà ba tôi mua hồi trước Tết Mậu Thân để anh em...

Nữ sinh Sài Gòn – Gia Long xưa

"Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…" Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Exit mobile version