Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nên xử thế nào?

Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tuyên Vương nước Tề rằng:

Giả sử có người bầy tôi nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân, nhờ trông nom giúp để sang chơi nước Sở có việc; kịp đến lúc về, mới biết bạn để vợ con đói rét thì người ấy nên xử với bạn thế nào?

Vua nói: – Nên tuyệt giao.

Thầy Mạnh Tử hỏi lại: “Giả sử có người làm quan sĩ sư không trông nom nổi được thuộc viên, để cho hình ngục sai lầm, công việc phế khoáng, thì nhà vua nên xử thế nào với viên quan ấy?

Vua nói: – Nên bãi đi.

Thầy Mạnh Tử nhân đấy, hỏi luôn câu nữa: “Thế thời làm vua một nước mà không sửa sang việc chính trị, việc giáo dục để đến nỗi trong nước không được bình trị, thì trách nhiệm tại ai và nên xử trí như thế nào?”.

Vua nghe nói, ngảnh sang bên tả, bên hữu, nói lãng sang chuyện khác, có ý vừa chữa thẹn, vừa tránh không trả lời.

Mạnh Tử

Lời bàn:

Thầy Mạnh Tử, đấy chỉ vì việc nước mà có ý khuyên vua Tuyên Vương nước Tề. Hai đoạn trên câu hỏi của thầy hữu tâm mà câu trả lời của vua vô tâm. Đoạn thứ nhất nói vì “tình bạn” kể nghĩa cũ cũng đáng tiếc, song đã nhận lời ký thác của anh em mà ra lòng phụ bạc thì thật là người bạn đáng tuyệt giao. Đoạn thứ nhì nói về “phép nước” kể thực buộc vào tội, chưa có gì là nặng, song làm quan mà đến nỗi không trông nom được kẻ dưới để phế khoáng việc công, thì thật là viên quan không nên dụng.

Còn đoạn thứ ba, tuy ông nói qua, mà đã ngụ sẵn cái ý thuế má quá nặng để dân đói rét, hình phạt sai lầm để dân oan khổ, làm vua mà dối với dân, với nước như vậy, thì cái tội to biết chừng nào. Thế mà tiếc thay vua Tề Tuyên Vương gặp được người chính trực cảm ngôn như thế mà lại không chịu rộng hỏi để sửa lỗi của mình, thật là mất một dịp tốt.

Giải nghĩa:

Mạnh Tử: người nước Châu, đời Chiến Quốc, tên là Kha, học thuyết của ông cốt ở điều “Nhân nghĩa” “Tĩnh Thiện”; đời sau tôn ông là Á thánh.

Tề: một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc ở về tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Giả sử: ví phỏng ví bằng như có.

Y thực: quần áo mặc, lương thực ăn.

Ký thác: uỷ cho ai việc gì nhờ người ta lo liệu thay mình.

Sở: một nước chư hầu to và mạnh thời Chiến Quốc ở vào vùng tình Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô bây giờ.

Tuyệt giao: bỏ dứt không chơi bời đi lại với nhau nữa.

Sĩ sư: chức quan coi việc hình ngục tựa như Hình bộ Thượng thư hay Án Sát.

Thuộc viên: quan lại nhỏ làm việc dưới quyền một quan to.

Phế khoáng: trễ nải, bỏ thiếu không làm cho đầy đủ.

Chính trị: hết thảy những công việc sắp đặt và thi hành để sửa sang quản trị một nước.

Giáo dục: sự dạy bảo cho dân cái lối nên theo, cái việc nên biết để khỏi ngu dại và thành người.

Bình trị: thái bình, dân yên, nước trị.

Trách nhiệm: việc gì phải làm mà làm cho đầy đủ không ai nói được.

Bên tả, bên hữu: những người hầu cận bên vua.

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ có hàm nghĩa chân chính là gì?

Nói đến “nam tôn nữ ti”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì...

Việc ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (Kỳ 1)

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các...

Cầm cân nảy mực là gì?

Chúng ta thường dùng câu “cầm cân nảy mực” để chỉ những người thi hành công lý. Chính vì liên quan đến pháp luật mà không ít người đã hiểu...

Trận thủy chiến Thị Nại 1801

Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định, đáng được gọi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà...

Vì sao “The Shawshank Redemption” (1994) vẫn là một thước phim kinh điển cho đến tận ngày nay?

Tại sao chúng ta không thể ngoảnh mặt với bộ phim này khi nó cứ mãi xuất hiện bên cạnh những bộ TV series mà bạn vẫn hay xem trên...

Mùa thu trong ca khúc của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong là một nghệ sĩ khá đặc biệt của làng tân nhạc Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XX. Sự nghiệp âm nhạc của ông chỉ vỏn...

Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo phong...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính

Ngày 14-12-2022, phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã khai mạc triển lãm “CẦU LONG BIÊN -...

Tại sao gọi bến xe miền Tây là Xa cảng miền Tây

Xa cảng là phiên âm Hán Việt của từ 車港 (đọc là chē gǎng), có nghĩa là bến xe. Trong đó xa (車) nghĩa là cái xe; còn cảng (港) nghĩa là bến cảng. Xa cảng miền Tây có từ thời...

Đại ca Hai Miêng (Gò Công) và chuyện dân Cầu Muối lập miếu thờ

Đình làng Nam bộ cũng như Sài Gòn vốn được bà con trong làng góp công, của xây dựng để thờ vị thần Thành Hoàng phù hộ cho làng. Có...

Exit mobile version