Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

‘Ngạo mạn’ và ‘Thiên kiến’ là nhược điểm lớn của nhân tính

Trong “Tam tự kinh” viết: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là để nói rằng con người khi mới sinh ra chưa chịu ô nhiễm bởi những thứ bên ngoài cho nên bản tính là thuần thiện.

Nhưng sống trong một xã hội ô nhiễm, con người dần dần mất đi bản tính tự nhiên mà trở nên bất thuần thiện. Trong bản tính của con người, có một nhược điểm lớn đó là “Tư” (ích kỷ, cá nhân). Con người bởi vì “tư” mà sinh ra ngày càng nhiều các chủng tâm không tốt như đố kỵ, tư lợi, tranh đấu…, trong đó còn có một chủng tâm dễ phạm phải là kiêu căng, ngạo mạn.

Ngạo mạn và thiên kiến là nhược điểm của nhân tính

Phàm là người ngạo mạn thường tự đề cao mình, tự cho rằng bản thân mình có một ưu thế , điểm mạnh nào đó hơn người khác. “Ưu thế” này có thể thuộc về tinh thần, cũng có thể thuộc về vật chất. Người ngạo mạn bất giắc đặt mình ở trên cao, dùng ánh mắt “hơn người” để đánh giá thế giới và người khác. Biểu hiện bên ngoài của người này, bất luận là khiêm tốn thanh cao, hay cuồng vọng tự phụ, thì bản chất đều là đề cao bản thân mình, xem thường người khác.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy những câu nói như: “Bạn không hiểu tôi, tôi không trách bạn!” Những lời này, thoạt nghe trên bề mặt thì thuộc loại khoan dung, khoáng đạt nhưng thực chất lại ẩn chứa sự ngạo mạn. Bởi vì từ lời nói có thể thấy, người phát ngôn vẫn truy cầu người khác phải hiểu mình, vẫn bảo vệ quan điểm của mình, chưa buông bỏ xuống được. Khi quan điểm của mình chưa được người khác tiếp nhận hoặc lý giải thì điều biểu hiện ra vẫn là một chủng tâm lý cao ngạo. Đây đều là thể hiện của cái “tư” (ích kỷ).

Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy”. Thiện thực sự phải giống như nước, có tính bao dung như nước. Bởi vì nước làm lợi cho vạn vật, làm cho vạn vật tươi tốt nhưng lại không tranh. Người ngạo mạn chính là thiếu tấm lòng bao dung, muốn chứng tỏ mình, cường điệu mình mà sinh ra tâm tranh đấu, tranh giành hơn thua.

“Ngạo mạn” còn sinh ra “thiên kiến” (cái nhìn thiên lệch, cố chấp). Bản chất của người ngạo mạn là muốn bảo vệ chính mình, chứng tỏ bản thân. Cho nên, trong cách nhìn, cách nghe, cách nghĩ và cách nói của người ấy sẽ mang theo một chút quan niệm chủ quan của bản thân. Vì thế mà không thể nhìn nhận, đánh giá bản chất sự vật, sự việc một cách khách quan, toàn diện được. Đây chính là “thiên kiến”.

Khổng Tử giảng: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư”, tức là ba người đi cùng thì tất sẽ có người làm thầy của ta. Cho nên, nếu một người vì ngạo mạn mà bài xích ý kiến của người khác thì chính là đang giới hạn chính bản thân mình.

Bất luận một người có học thức cao hay thấp, thành tựu lớn hay nhỏ, nếu còn vì người khác không hiểu được ý của mình mà sinh ra tâm oán giận, không vui, khi không được người khác chú ý thì tỏ ra khó chịu hoặc nhìn thấy người khác còn chưa bằng mình mà có cái nhìn khinh rẻ thì đó vẫn là một người mang theo thiên kiến.

Trí giả thực sự nhất định là người khiêm tốn, hạ mình mà tôn người, đó mới chính là người lương thiện chân chính.

 

Mỗi người cần phải tu bỏ tâm ngạo mạn

(Hình minh họa: Qua read01.com)

Dương Chu là một triết gia nổi tiếng, sống vào thời Xuân Thu. Thời trẻ, Dương Chu là người vô cùng cao ngạo nên rất nhiều người không muốn tiếp xúc và ở bên cạnh ông ta.

Có một lần, Dương Chu phải đi tới một địa phương ở phía nam. Vào thời điểm ấy, Lão Tử cũng đi sang nước Tần. Vì thế mà hai người họ gặp nhau ở giữa đường.

Lão Tử khi gặp Dương Chu cao ngạo thì ngửa mặt lên Trời than rằng: “Trước kia, ta nghĩ ngươi là người có thể dạy dỗ được, nhưng sau khi gặp ngươi thì mới biết ngươi là người không thể dạy dỗ được!” Nói xong, Lão Tử vội vàng đi ngay.

Không lâu sau, Dương Chu đến đất Đại Lương và biết Lão Tử cũng đang ở đó. Dương Chu muốn đến bái kiến Lão Tử. Ông ta để giày ở ngoài cửa, quỳ từ cửa vào đến chỗ trước mặt Lão Tử rồi vô cùng cung kính thỉnh giáo: “Đã từ rất lâu rồi, con muốn đến chỗ thầy để thỉnh giáo. Lần trước giữa đường gặp thầy, thấy thầy đi vội vã cho nên không dám quấy nhiễu đến thầy. Bây giờ có thời gian, thỉnh xin thầy dạy bảo, con đã làm sai ở chỗ nào?”

Lão Tử nói: “Ngươi bất luận là làm việc gì, thì đều bộc lộ ra vẻ kiêu căng ngạo mạn. Đây chính là không khiêm tốn! Thế thì ai còn dám đến gần ngươi nữa? Người thực sự có đạo đức, khi ở trong một nhóm người cũng không tự khoa trương bản thân mà luôn khiêm tốn cho mình thấp kém. Ngươi nếu có thể làm được như vậy là được rồi!”

Nghe Lão Tử nói xong, Dương Chu lập tức trở nên nghiêm khắc với bản thân, nói với Lão Tử: “Con nhất định sẽ làm theo lời dạy của thầy!”

Dương Chu tạ ơn Lão Tử rồi trở về quán trọ, nơi mà ông ta đang ở. Khi Dương Chu vừa bước vào quán trọ thì cả chủ quán và những người khách khác đều bất ngờ về thái độ vô cùng khiêm tốn của ông, khác hẳn với lúc ông ta vừa đến quán trọ này. Thế là, mọi người trong quán trọ, ai nấy đều vừa cười và nói chuyện với ông ta, còn nguyện ý ở cùng nhau.

Dương Chu cảm thấy rất kỳ lạ về thái độ hoàn toàn khác của mọi người với mình, bèn hỏi người chủ quán trọ. Người chủ quán trọ nói: ” Lúc ngài vừa tới đây, đầu ngài ngẩng cao mà đi, thái độ vô cùng cao ngạo, không hỏi han một ai khiến tất cả mọi người đều thực sự sợ hãi mà tránh xa, không dám tiếp cận với ngài. Bây giờ ngài đột nhiên thay đổi, trở nên hòa ái dễ gần, bình dị gần gũi. Vì thế, ai cũng nguyện ý tiếp xúc với ngài.”

Dương Chu nghe những lời này, hết sức cảm kích, nói: “Chỉ là một lần, một buổi nói chuyện thôi, Lão Tử đã cải biến ta từ người cao ngạo trở thành người tốt! Thật vô cùng cảm kích!”

An Hòa (dịch và t/h)

Nhân cách của người quân tử

“Sống ở đời nên làm người quân tử”, đó là bài học quý giá của tiền nhân. Tuy nhiên ngày nay trắng đen đảo lộn, rất khó phân biệt được...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 2 – Thí Sinh

Không phải bất cứ ai biết chữ, học đủ Tư Thư, Ngũ Kinh, "Bách gia chư tử" là được tự do dự thi Hương. Muốn đi thi phải có đủ điều kiện....

Phút cuối – Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…

… Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…(1) Âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc của con người là chuyện thường, nhưng cảm xúc đến độ rơi nước mắt...

Nhìn lại một giai đoạn hưng suy của nghệ thuật nhân loại

Lịch sử như bánh xe luân chuyển, nền văn minh sơ khởi, hưng thịnh và tàn lụi, quốc gia kiến lập, phồn vinh và lùi vào dĩ vãng… Hưng suy...

Nguồn gốc lâu dài của danh xưng ‘Việt’

Như bạn đọc đã tìm hiểu trong nhiều bài viết trước được chúng tôi thực hiện [1], thì biểu tượng Việt ban đầu là hình tượng chiếc rìu, xuất phát...

Lụa Vạn Phúc – Rộn ràng tiếng thoi đưa

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Thành phố du lịch kiêm bãi thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên

Dù không phải thủ đô nhưng thành phố Wonsan vẫn đóng một vai trò quan trọng ở CHDCND Triều Tiên, bởi đây vừa là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của...

Thủy Xá và Hỏa Xá – 2 nước chư hầu của nhà Nguyễn

Nói đến nước Thủy Xá (水 舍) và Hỏa Xá (火 舍) chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có...

Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ để làm gì? Câu hỏi nghe chừng thừa thãi. Nhưng là câu hỏi thường gặp dành cho những ai đang dợm bước vào con đường “kiếm bằng Tiến...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Có phải Lê Văn Duyệt phản đối việc vua Minh Mạng lên ngôi ?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến mối quan hệ giữa Tổng trấn Lê Văn Duyệt (1764-1832) và vua Minh Mạng (1820-1840), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: một trong...

Exit mobile version