Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những bài học rèn nhân cách của người Việt xưa

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật.

Có lẽ xuất phát từ một xã hội thuần nông, kinh tế còn nghèo nàn nên cũng ảnh hưởng và tác động nhiều tới đời sống con người Việt Nam. Nhưng không vì thế mà ông bà ta xưa quên nếp sống văn hóa. Văn hóa và bản sắc Việt với những điều tốt đẹp được hun đúc và gìn giữ hàng ngàn năm. Trong bài viết này tôi chỉ xin nói về những quan niệm và cách sống, giao tiếp, ứng xử của người xưa để thấy những người “chân đất”, để thấy ông cha ta rèn luyện nhân cách và nếp sống như thế nào?

Cha ông ta có những quan điểm sống rất sâu sắc và chí tình:

– Đói cho sạch, rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề: Nghèo, đói nhưng phải lấy lễ nghĩa, đạo đức làm trọng. Nhưng bây giờ thói hư tật xấu không những bắt nguồn từ nghèo đói mà kể cả từ sự giàu có nữa. Ví như tính tham lam, thiếu ý thức của một bộ phận người Việt, mua bán gian lận, sinh hoạt bê tha, xả rác bừa bãi … đâu có kể giàu nghèo.

– Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Miếng ăn miếng nhục; Miếng ăn quá khẩu thành tàn…Các cụ dạy về văn hóa ăn uống rất sâu xa. “Ăn” là một bản năng nhưng cũng phải học, học hàng ngày. Ăn uống phải nhìn xung quanh, không chỉ biết có bản thân mình, phải biết giữ ý tứ, thể diện. Không thể để bị khinh, để mang nhục chỉ vì miếng ăn. Ra nước ngoài mới bộc lỗ rõ điều này.

– Học ăn, học nói, học gói, học mở: Từ việc ăn, cho đến việc nói và làm; đều phải học, không có gì tự nhiên mà đến. Đi nước ngoài lại càng phải học vì văn hóa, nếp sống, cách nghĩ khác nhau. Mà học thì không quá khó, chỉ cần mình có ý thức học hỏi và chịu khó quan sát thì mình có thể làm được như họ. Như ăn tiệc, như xếp hàng, như giao tiếp ứng xử với người nước ngoài, như giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng…

– Uốn cây từ thuở cây non, dạy con từ thuở con còn thơ ngây: Đây là một bài học cho các bậc cha mẹ, nhà trường trong việc dạy dỗ con cái. Vậy để hình thành nếp sống văn hóa, thói quen tốt thì gia đình và nhà trường, xã hội phải dạy dỗ trẻ ngay khi còn nhỏ. Người lớn cũng thấy được sự ảnh hưởng của mình để làm gương cho trẻ em. Như vậy thì những thói hư tật xấu làm sao có đất để tồn tại?

– Tiên học lễ, hậu học văn: Đề cao lễ nghĩa, đạo đức của con người mà ta cần phải học trước khi học về kiến thức. Đây là cái gốc để hình thành nhân cách tốt của mỗi con người, và rộng ra của một xã hội văn minh. Đi một đàng học một sàng khôn: Càng được đi ra ngoài xã hội, ra thế giới càng có cơ hội để học tập, học những điều tốt, điều hay; để từ bỏ những thói hư, tật xấu như các bạn đã nói.

– Trên kính, dưới nhường; tôn sư trọng đạo: Đó là bài học về ứng xử với những người xung quanh, đó là một trật tự xã hội mà con người phải tuân thủ. Nó thật khác biệt với những gì diễn ra mà chúng ta thấy như cảnh cha con, anh em, thầy trò cãi cọ chửi bới, đối xử tệ bạc, thậm chí đâm chém lẫn nhau bất chấp đạo lý; cảnh chen lấn xô đẩy nơi công cộng bất chấp luật lệ… Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Dạy con cháu ý thức vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp, hình thành thói quen tốt sẽ có tác động tốt đến đời sống của gia đình (rộng ra là xã hội).

Còn rất nhiều quan niệm, cách răn dạy của ông bà ta đối với con cháu để mong muốn con cháu mình được học tập và áp dụng trong cuộc sống để cuộc sống đẹp hơn, tốt hơn. Như các câu: Lá lành đùm lá rách; Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư; Không thầy đố mày làm nên; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…

Các cụ xưa tuy nghèo thật nhưng luôn có lòng tự trọng: Đói cho sạch, rách cho thơm. Những quan niệm sống xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thiết nghĩ, văn hóa không phân biệt giàu nghèo. Thực tế cuộc sống đã chứng minh người giàu không có nghĩa là có văn hóa và ai bảo người nghèo thì không có văn hóa? Giữa người nghèo, hoặc ít tri thức xấu tính và người giàu hoặc trí thức đầy mình xấu tính thì ai đáng chê cười hơn? Nhiều ý kiến cho rằng trước đây người Việt ra nước ngoài không bị coi thường như bây giờ, vậy nguyên nhân do đâu?

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật. “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng”, thà rằng “mất lòng trước nhưng được lòng sau”, người xưa nói thế quả không sai đâu.

Việt Nam ta còn nghèo, về kinh tế còn phải phấn đấu nhiều. Nhưng văn hóa, văn minh thì không thể không học tập. Xã hội ta vẫn nhiều những con người, những hành vi, nghĩa cử đẹp; vẫn nhiều những cái hay cái đẹp. Biết hay để học biết nhục để sửa, vậy nên ta phải học, học người xưa, người nay, học thế giới xung quanh thì mới ngẩng cao đầu được.

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương một: Định kỳ – Phép thi

Thi Ðình mục đích để sắp đặt những người đỗ Trúng cách theo thứ bậc cao hay thấp chứ ít khi đánh hỏng. Trên nguyên tắc phải đỗ thi Hội...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Tục Cắm khem

Bộ tranh dân gian Oger có một tấm vẽ hai người đàn bà. Một người bụng chửa, nằm ngửa, bị người kia đứng trên bụng. Tranh không có tên. Chẳng...

10 cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu trong mùa hè

Mùa hè là mùa nóng, oi bức chính vì thế các thức ăn trong nhà bạn rất nhanh bị ôi thiu và hư hỏng nặng. Đáng Nhớ sẽ mách cho...

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Ý nghĩa sâu xa của tứ đại Thần thú: Như ý cát tường

Tứ đại Thần thú là những động vật biểu tượng cho cát tường như ý, ví như: long (rồng), phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân), tì hưu,… Những thần thú...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

Exit mobile version