Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phép lịch sự

  1. Phép Lịch Sự là gì ?

Theo tiếng Pháp, lịch sự bởi chữ ‘poli’. Nghĩa là nhẵn bóng, được ưa thích. Người lịch sự là người tuân giữ những nghi thức xã hội để chiếm được cảm tình của những người xung quanh.

Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp đẽ, xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép.

  1. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự

Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, hay trong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèm để ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích.

Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễ thương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn… nhưng nếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước cho gọn ghẽ, sạch sẽ… Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy.

  1. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự

Để hiểu rõ được sự cần thiết của phép lịch sự ấy, chúng ta thử trích dẫn một vài câu danh ngôn :

_ Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại.

_ Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi  khung cửa.

_ Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự.

_ Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn làm một ông thánh sàm sỡ.

_ Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời.

  1. Lợi Ích Của Lịch Sự

Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phải đi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phải đào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thành người Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản ( đào luyện trở nên người) phải đi trước những việc giáo dục hay đào luyện khác.

Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất.

Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa.

Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành, bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình.

  1. Tóm lược

Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách nhã nhặn và tốt đẹp. Sở dĩ chúng ta phải giữ phép lịch sự, bởi vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên người dễ thương và dễ mến.

Vì thế, phép lịch sự là nền tảng căn bản để xây dựng con người chúng ta. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã gây được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế người ta thường bảo : lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi chúng ta phải thành thực, tránh đi mọi hình thức bôi bác giả hình.

Những hình ảnh bình dị đời thường ở Sóc Trăng 1964

Đóng quân ở Sóc Trăng năm 1964, sĩ quan Đại đội trực thăng tấn công số 121 Mỹ George Muccianti ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về vùng đất...

Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn,...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần cuối

Cuộc yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt, 2 tháng 9 Ngài Lê Văn Duyệt ngồi trên một cái bục cao có trải chiếu hoa. Chúng tôi tiến gần tới...

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe...

Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì?

Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương có ghi rõ tên người sao lục,...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 7

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Sự khác nhau giữa nhân thân và thân nhân

1. Nhân thân là gì? Nhân thân là những thuộc tính gắn liền với bản thân của một người nào đó, không thể tách rời và cũng không thể chuyển...

Ký ức cái vô tuyến đen trắng thời bao cấp

Trong khi Sài Gòn đã bắt đầu có đài truyền hình từ 1966 thì vào thời bao cấp ở Hà Nội, kinh tế thật khó khăn, kỹ thuật chưa phát triển,...

Ảnh quý giá về ngôi đền ở Thanh Hóa một thế kỷ trước

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Vào thập niên 1920, nơi đây vẫn còn suối “cá thần” rất độc đáo....

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Đình làng Nam Bộ

Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi...

Exit mobile version