Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.

Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy, cười nói rằng:

– Người chế ra cái này dùng để làm gì?

Nhà sư nói:

– Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc trong thâm tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới(2) của bậc nghiêm sư(3) bài trâm(4), bài minh(5) treo bên chỗ ngồi vậy.

Mai Hiên Bút Ký

Lời bàn:

Người ta sở dĩ ham mê say đắm vào thanh sắc, danh, lợi hay liều lĩnh tàn nhẫn dám làm những việc gian ác là thường chỉ biết có cái sống ở trước mặt, chớ không chịu nghĩ tới cái chết đến ngay sau lưng. Cái chết vốn như con ma, ai cũng sợ, cũng ghét thật, nhưng cái chết lại chính là ông thầy, chính là bài thuốc chữa khỏi được bao nhiêu các thói tật xấu xa ở đời. Người ta mà đã để tâm nghĩ đến cái chết, thì tự khắc mất cả lòng tham, tan cả máu ghen, hoá hết cả mọi sự mê muội mà thành ra biết thương đời người, thương đời người thì mọi sự hay, dở, phải, trái ở đời không còn gì bận đến tâm, sống rất thư nhàn sung sướng và nhẹ nhàng vậy.


(1) Tô Châu; huyện Ngô thuộc tỉnh Giang Tô bây giờ

(2) Giới: câu nói để răn bảo ai

(3) Nghiêm sư: ông thầy nghiêm ngặt đáng kính đáng sợ

(4) Trâm: thể văn dùng để khuyên răn

(5) Minh: bài văn khắc vào cái gì để tự mình răn mình

Chuyện về việc vua Lê Đại Hành dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều

Không chỉ “phô” sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo....

Hình người khỏa thân ẩn trong sổ tay của Leonardo da Vinci

Hình vẽ bí ẩn được tìm thấy trong cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci, dấy lên những nghi ngờ về nguyên nhân bức vẽ bị xóa đi. International Business...

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Ảnh hiếm có khó tìm về Sài Gòn năm 1972

Năm bố con trên một chiếc Honda, đánh cờ caro trên vỉa hẻ, siêu xích lô chở trẻ em… là những hình ảnh thú vị về Sài Gòn năm 1972....

Kẹo mạch nha – món quà của ngày thơ ấu

Kẹo mạch nha tuy chỉ là món quà quê dân dã nhưng bất cứ ai, nếu đã từng được nếm dù chỉ một lần đều thấy vô cùng khó quên....

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều...

Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính...

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên SÀI GÒN

Trong “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường,...

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

20 món ăn vặt “thần thánh” khiến 8x nhớ nhung tuổi thơ “quay quắt”

Kem que, kẹo bông, kẹo kéo hay mì tôm trẻ em… những món ăn vặt khiến các 8x, 9x đời đầu ước ao có một vé trở vể tuổi thơ...

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ? Có khi cả đời cũng loay hoay ở...

Exit mobile version