Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Rắn dời chỗ ở

Trời nắng, ao cạn, hai con rắn muốn dời đi ở chỗ khác.

Rắn con bảo rắn lớn:

– Anh đi trước, tôi theo sau, người ta biết là rắn kéo nhau đi tìm chỗ ở, thì thế nào cũng tìm cách giết chết. Sao bằng anh để tôi ngậm vào mình anh, còn anh thì cõng tôi mà đi, người ta tất nhiên cho là rắn thần, không dám đụng đến.

Nói xong, hai con rắn làm y như thế mà đi qua đường cái. Quả nhiên, người ta trông thấy, ai cũng tránh sợ, bảo nhau là “rắn thần”.

Kẻ nương tựa nhau, thông đồng với nhau để làm điều gian dảo, lừa dối đời, mê hoặc người, thì có khác gì hai con rắn cõng nhau đây mà giả làm rắn thần không?

Hàn Phi Tử

Lời bàn: Những quân gian dảo định đánh lừa thiên hạ, khi chỉ có một mình, thiên hạ cũng mắc lừa chán, huống chi là chúng kết bè, kết đảng, đồng tâm bày mưu mà gạt lừa thiên hạ, thì ai dù khôn ngoan đến đâu dễ đã tránh cho được. Đoàn kết với nhau để làm điều lành, hay cho thiên hạ bao nhiêu, thì bè đảng với nhau để làm điều ác, nguy cho thiên hạ bấy nhiêu. Vậy ta thấy những điều gì lạ tai, lạ mắt, trái hẳn nhân tình thì một là đánh lừa, hai là lợi dụng, ta trước nên suy xét kĩ đã, rồi sau hãy tin theo.

Thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn

Có thể coi thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn là một hình thức quản lý nhân sự tương tự thẻ nhân viên thời hiện đại. Điều khác biệt lớn...

Cổ vật Việt Nam ở viện bảo tang Guimet

Viện Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Á Đông Guimet là một trong những nơi có nhiều cổ vật Á Đông nhất thế giới. Riêng bộ sưu tập Nhật Bản...

Trước 1975, người Sài Gòn đi xe gì?

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam nước ta trước 1975 và cho đến nay. Bài viết...

Chùa làng quê

Linh thông cổ tự: Nơi lưu giữ nhiều pho tượng cổ
Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Sài Gòn thuở phải cõng xe lửa qua sông

Ngày đó, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Vì thế, tới bờ sông, xe lửa dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo...

Người Việt có bị đồng hóa hay không?

Vấn đề nguồn gốc của người Việt từng là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và không thực sự rõ ràng, nhưng thông qua các nghiên cứu di truyền,...

Chúa Tiên với cuộc Nam tiến

Mùa đông năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, sự kiện này tạo tiền đề cho công cuộc mở đất phương nam thời chúa...

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã gần 400 tuổi… Nằm dưới chân...

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời...

Nghề làm hương ở Bắc Kỳ xưa

Thắp hương là một phong tục đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Hương được thắp nhiều vào dịp Tết và những dịp quan trọng khác như lễ động...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục

“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn...

Exit mobile version