Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự phân biệt giàu nghèo ở học sinh

Câu chuyện tán gẫu với thái độ xem thường của ba học sinh về một người bạn vắng mặt.

Câu chuyện bắt đầu từ học sinh A: “Ê, tao mới phát hiện ra con nhỏ vừa vào lớp mình có gia đình toàn là thứ quét rác”.

B: “Thì cũng chính vì nghèo, ăn mặc toàn đồ cũ xì nên đâu có ai chơi chung”.

Cách ăn mặc của ba học sinh ấy có vẻ sành điệu, sang trọng nên đoán chừng các em thuộc con nhà gia cảnh khá giả. Và có lẽ vì thế mà các em không thấu hiểu, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn bè chăng?

Lớp học bọn trẻ bây giờ cũng kết bè kết nhóm nhiều lắm. Có tiền mới có thể tham gia nhóm đi ăn uống, du lịch, tham quan…, còn con nhà nghèo thì cứ lủi thủi học, chẳng được quan tâm nhiều. Chẳng những vậy, học trò giàu còn cạnh tranh nhau từ chiếc nhẫn, đồng hồ, đôi hoa tai, điện thoại di động hàng hiệu”.

Có lần có ông hiệu trưởng giữ học bạ của học trò nghèo vì không có tiền đóng quỹ.

Thời hiện đại, tuổi học trò không còn dễ thương, thân thiện, hòa nhã như xưa nữa. Đồng ý rằng thời nào cũng có kẻ giàu, người nghèo và người giàu đôi lúc khi dễ người nghèo. Nhưng nhớ lại tuổi học trò thời trước, thật đẹp làm sao! Những bạn nghèo, hiếu học luôn được tôn trọng bởi mọi người và được thầy cô quý mến. Những bạn giàu cũng hết sức hòa đồng với các bạn trong lớp. Bởi vì, thời người ta quan niệm tình nghĩa bạn bè là trên hết, không có gì chi phối được.

Cứ hễ những bạn nghèo không có tiền để tiếp tục việc học, bệnh không có tiền chữa trị thì các bạn giàu có, khá giả về nhà xin cha mẹ ít tiền để giúp đỡ bạn. Có người phải giấu giếm cha mẹ, nói dối rằng mua sắm sách vở, vì gia đình khó tính. Còn khi các bạn giàu cảm bệnh, buồn chuyện gia đình thì tất cả các bạn trong lớp đến thăm, an ủi, chia sẻ. Dù chỉ là một hộp sữa bò, ký cam nhưng bên trong đó chất chứa biết bao nhiêu sự yêu thương của tình bè bạn. Chẳng ai cạnh tranh nhau từng cái quần, cái áo mà là “cạnh tranh” học tập sao cho đạt thứ hạng cao một cách tích cực.

Để vực dậy tính từ tâm, hòa đồng, yêu thương ở giới học trò thời nay thì giáo viên cần phải lồng ghép nhiều hơn những câu chuyện mang tính giáo dục và bài học (nhất là các môn xã hội) về sự hòa đồng, san sẻ giữa người và người. Cần cho học trò thấy giá trị của mỗi con người không chỉ ở sự giàu có mà còn nằm ở một nhân cách tốt, tâm hồn cao thượng.

Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng như từ thiện, đi thăm những mái ấm tình thương, người khuyết tật, người già neo đơn… để đánh động tình yêu thương trong tim mỗi học trò trỗi dậy. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần làm gương cho con cái, mới mong con có một đạo đức tốt.

Quét rác, dọn nhà vệ sinh, thu nhặt ve chai vẫn là các nghề chân chính, đáng được tôn trọng, chưa kể nhờ họ mà thành phố sạch hơn, bớt ô nhiễm hơn.

Tiên học lễ – Hậu học văn.

Thời bao cấp: ‘Thảm họa’ mang tên nhà vệ sinh

Nói về thời bao cấp, có một thứ ấn tượng và ám ảnh đến nỗi người ta ‘đến kiếp sau cũng không quên’, đó là chuyện nhà vệ sinh. Ảnh...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Vẫn chưa dứt chuyện những con vật cầm tinh

Về tên của từng chi trong thập nhị chi, trong bài “Mão là thỏ hay mèo?”, đăng trên Đương thời số 29 (3-2011), chúng tôi đã viết: “Gần đây đã...

Thư viện lưu động ở xứ Nam Kỳ xưa

Năm 1936, chính quyền ở Nam Kỳ cung cấp dịch vụ thư viện lưu động. Xe chở sách từ kho đưa đến các châu thành của Lục tỉnh để nhân...

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Đà Lạt Hoàng Hôn – “Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ”

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Giấc mơ nước Mỹ – Hàng rào hoa

Năm 1620, con tàu Mayflower từ cảng Plymouth nước Anh băng ngang Đại Tây Dương cập bến mới, tức nước Mỹ bây giờ. Tàu chở 102 người đi tìm tự...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Lộc

Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết. Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100 năm nay, nhưng...

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Từ “kỵ húy” của người Nam bộ

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ “kỵ húy” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến....

Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả...

Exit mobile version