Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao không chọn lạc quan?

Ta không chọn được chiến trường để chiến đấu nhưng có thể chọn được tâm thế khi ra trận. Được mất là duyên và khó khăn là thử thách. Sao lại không chọn tích cực và lạc quan nhỉ?

Sướng khổ tại tâm – Ảnh: NVCC

Bạn nghĩ là mình sướng hay khổ, hãy đi xem thử sướng khổ ở vài quốc gia khác thế nào nhé!

Từ Ấn Độ đến Nhật Bản và Bhutan

Đầu tiên tôi đi đến Ấn Độ, nơi có vô vàn tỉ phú và cũng ngập tràn người nghèo đói. Ở những nơi mình đi qua, không khí ô nhiễm, nhiều thứ xô bồ, người ăn xin ở khắp mọi nơi.

Rồi tôi đến Nhật Bản, Nhật Bản lại mang một thái cực hoàn toàn khác của một quốc gia phát triển bền vững, mọi thứ tinh tế đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Và trong một phút chốc, tôi nghĩ rằng người Nhật có vẻ sung sướng hơn rất nhiều

Nhưng ngó đi thì cũng phải ngó lại. Người Ấn sáng dậy tập Yoga, uống trà sữa, chiều tắm sông Hằng tối cúng bái, vậy có thong dong hơn không?

Trong khi người Nhật mệt mỏi hối hả hay có khi vật vờ trong những bộ đồ công sở giờ tan tầm thì khổ hơn chăng?

Dù là sướng hay khổ thì chúng ta đều sẽ kết thúc một kiếp người bằng cái chết. Người Ấn an yên trải chiếu, nằm chờ được chết bên sông Hằng, nhẹ nhàng như chờ được tắm sông thôi rồi theo con sông linh hồn được giải thoát khỏi thể xác cũ.

Người Nhật lại chọn cách tự tử ở những đường ray tàu để kết thúc chuỗi ngày có lẽ đã quá nhiều ưu tư.

Trước cái chết, họ hay chúng ta, đã sống như thế nào vậy?

Nói về hạnh phúc chắc phải nhắc đến Bhutan, nơi con người sống giản đơn chân thành chan hoà với thiên nhiên, không khí cực trong lành với mức độ phát thải là âm và nông nghiệp organic. Họ luôn nói về chuyện hãy bớt đi “Tham-sân-si” trong cuộc sống này.

Họ có thể chỉ ăn cơm trắng đạm bạc với ớt xào thôi mà trông vẫn rất vui tươi. Những ngày ở Bhutan, mình thấy mọi thứ thật an bình và dễ chịu. Vậy, người Bhutan sướng nhất rồi chăng?

Nhưng tôi có nghe nói chuyện phụ nữ bị bạo hành ở Bhutan cũng là một góc tối ở quốc gia hạnh phúc này.

Thì ra làm gì có sướng khổ nào là tuyệt đối! Cái đẹp nằm trong con mắt kẻ si tình còn sướng khổ nằm trong tư duy của người … “suy diễn”.

Cơ bản là dù sống ở quốc gia nào, lớn lên trong điều kiện ra sao, chúng ta đều ít nhiều phải “chiến đấu” với cuộc sống.

Tác giả tại Bhutan – Ảnh: NVCC

Sao lại không chọn tích cực và lạc quan?

Ta không chọn được chiến trường để chiến đấu nhưng có thể chọn được tâm thế khi ra trận. Quả cảm hay yếu hèn, biết chấp nhận rồi nỗ lực vươn lên hay luôn sân si, tị hiềm, than phiền, đổ lỗi… cũng là do ta chọn lựa. Sao lại không chọn tích cực và lạc quan nhỉ?

Hãy để năng lượng tích cực chảy ở trong bạn mọi lúc mọi nơi và trong bất ki hoàn cảnh nào, khi nó chảy đủ đầy, bạn sẽ không thấy đời mình khổ nữa. Được mất là duyên và khó khăn là thử thách.

Sướng khổ tại tâm mình!

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Đồng Đăng là ở đâu? Nàng Tô Thị là ai

Không ít người trong chúng ta từ nhỏ đã được nghe câu ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Vậy Đồng...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Sài Gòn – Nửa đêm ngoài phố

Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm Nhớ chuyện xưa vào đời… Đó là ca từ một bài hát khá phổ biến vào những năm đầu thập niên...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 2/5 – Ngôi chùa nơi vua Minh Mạng chào đời

Chùa Khải Tường là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) chào đời, thời Pháp thuộc gọi là chùa Barbet (hoặc Barbé) theo tên đại...

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang,...

Thời bao cấp – Xem World Cup như thế nào?

Thời gian như bóng câu qua cửa, nhìn đi nhìn lại đã hơn mấy mươi năm rồi, mỗi mùa World Cup về là lứa U60-70 chúng tôi lại bồi hồi...

Những căn bệnh thời đại của người Việt

Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại...

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Việt Nam năm 1997 qua ống kính Tổng lãnh sự Canada

Ông Kyle Nunas là Tổng lãnh sự Canada tại TP HCM. Vào năm 1997, ông đã có một chuyến “phượt” xuyên Việt và ghi lại nhiều hình ảnh sinh động....

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Exit mobile version