Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tranh biện và không tranh biện là hai cảnh giới tinh thần khác nhau

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên gặp và kết bạn với một số người khéo ăn khéo nói, giỏi tranh biện. Chúng ta thường cho rằng những người ấy thật là có tài năng mà không thực sự suy xét xem đó là thiện biện hay ác biện. 

Cũng có khi chúng ta lại kết bạn với một số người thường nhẫn nhịn, không tranh biện và đôi khi cho rằng họ là những người ngốc nghếch, khờ dại. Nhưng một thời gian qua đi, chúng ta sẽ nhận ra giữa hai kiểu người bạn này có sự khác biệt rất lớn về cảnh giới tinh thần.

Giữa hai kiểu người này không chỉ khác nhau về cảnh giới tinh thần mà còn có sự khác biệt rất lớn về tâm tính. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết rằng: “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (Đạo của bậc Thành nhân là làm mà không tranh”. Câu nói này khiến nhiều người bừng tỉnh đại ngộ. Suy ngẫm một chút, lời ấy thật đúng! Lời nói ngọt, lời khéo không phải là một loại tài năng chân chính. Nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.

Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử cũng viết: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” tức là người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không phải người thiện. Nguyên văn câu này là: “Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri”, nghĩa là nói lời chân thành thì không hoa mỹ. Lời hoa mỹ không chân thành. Người tốt không tranh biện, người tranh biện không tốt. Người biết không học rộng, người học rộng không biết.

Ý tứ của câu trên chính là, lời nói thật thì không nhất định sẽ êm tai, lời nói êm tai thì không nhất định là lời nói thật. Người tốt trên thế gian sẽ không nhất định “hoa ngôn xảo ngữ” , lời ngon tiếng ngọt. Người giỏi ăn nói, nói lời ngon ngọt lại cũng không nhất định là người tốt. Người thông minh không nhất định là người thông thái học rộng. Người học rộng, thông thái lại cũng không nhất định là người thông minh thật sự.

Việc tu hành của đời người quan trọng là ở chỗ làm, không phải ở lời nói, tranh biện, tranh luận. Chân lý không cần mỗi ngày đi tranh biện, tranh luận không ngớt, cũng không nhất định phải tranh biện hàng ngày để ra chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo, chỉ có chân chính dụng tâm thực tu mới có thể chân chính lĩnh ngộ được.

(Hình minh họa: Qua Obiectivvaslui.ro)

Trong “Luận ngữ – Lí Nhân”, Khổng Tử giảng: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành”,  ý nói bậc quân tử thường chậm rãi trong lời nói nhưng hành động thì nhanh nhạy, minh mẫn.

Trong “Luận ngữ – Học Nhi”, Khổng Tử lại giảng: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn.” tức là bậc quân tử ăn nhưng không cầu ăn no, ở không cầu an, nhanh nhẹn, minh mẫn trong làm việc nhưng lại rất thận trọng về lời nói. Từ điều này có thể thấy, con người sống trong nhân gian nên nói ít đi và làm nhiều hơn.

Về quan điểm này, cả Khổng Tử và Lão Tử đều hoàn toàn nhất chí với nhau. Bởi vậy, trong cuộc đời, chúng ta làm bất cứ việc gì cho dù là tu hành hay sinh hoạt cuộc sống đời thường đều nên phải làm đến nơi đến chốn, làm thật chứ không thể chỉ nói lời êm tai, lời hay mà không thực sự hành động.

Nếu suy nghĩ điều này một cách cẩn thận, chúng ta có thể hiểu đạo lý rằng, một người lương thiện, có nhiều khả năng không cần phải đi tranh biện với người khác bất luận điều gì. Họ sẽ không chỉ dùng lời nói để chứng minh họ đúng. Cho dù  là phải đối mặt với lời phỉ báng hay bị người khác công kích, họ cũng có thể dùng hạnh động để chứng minh mình vô tội và trong sạch.

Những người có thể nhẫn nhịn không tranh biện thông thường đều là những người miệt mài làm việc. Họ nhất định mang trong mình một tâm không tranh với đời. Trái lại, những người tranh biện hằng ngày thật ra không phải là những người thực sự có năng lực. Mặc dù khi tranh biện với người khác, họ luôn muốn thể hiện năng lực của họ. nhưng người chân chính thiện lương sẽ không cần dùng lời hoa mỹ và khôn khéo để được người khác khen ngợi. Người nói suông mà không thật sự hành động thì suy cho cùng cũng chỉ là người không làm được tích sự gì.

Trong tu khẩu, điều đầu tiên phải chú trọng chính là tránh không nói những lời khoa trương, khoác lác, không tùy tiện bình phẩm người khác mà phải chân thành đối đãi với mọi người, giúp mọi người làm việc tốt, gặp ma nạn thì nhẫn nhịn không tranh biện, cố gắng soi xét lại tâm tính của mình, nâng cao tâm tính của bản thân. Đây là những điều mà bậc chính nhân quân tử, người đắc đạo xưa nay thường làm.

An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)

Thành phố du lịch kiêm bãi thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên

Dù không phải thủ đô nhưng thành phố Wonsan vẫn đóng một vai trò quan trọng ở CHDCND Triều Tiên, bởi đây vừa là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của...

Lễ ban sắc phong cho một ông quan ở Hà Đông xưa

Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công thời phong kiến. Cùng xem loạt...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Suy ngẫm về một vài tục thờ cúng hiện đại của người Việt

Trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt, việc tôn thờ nữ thần là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nghi thức, niềm tin tâm linh và đối...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

Những kiểu hoa cưới cầm tay mang ý nghĩa sâu sắc nhất

Bạn sắp là cô dâu và muốn tìm cho mình một bó hoa cưới cầm tay có thể đáp ứng được hai tiêu chí, là phải thật xinh đẹp và...

Nhớ lại chuyện coi xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Vivi – Huyền thoại trong tuổi thơ tươi đẹp

Họa sĩ Võ Hùng Kiệt sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Hiện cư ngụ tại Spring Valley, CA, USA. Vivi là bút danh ghép từ hai chữ Việt...

Hát sai lời bài hát – Căn bệnh trầm kha của nhạc Việt

Hiện tượng ca sĩ hát sai lời bài hát xảy ra càng lúc càng nhiều, ở trong nước cũng như hải ngoại. Với đa số khán thính giả, có thể...

Chỉ vì yêu em nên anh vất vả trong Rong Rêu của NS Nguyễn Tâm

Khi cuộc tình đã xa, người tình đã bỏ ta mà đi, chúng ta chỉ biết nén nỗi đau âm thầm của từng vết kỷ niệm sẽ trở thành vết...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Exit mobile version