Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một bậc thầy về nhạc lý tên là Sư Tương. Đức Khổng Tử từng bái ông làm thầy dạy đàn cho mình.

Tài gảy đàn của Sư Tương vang danh khắp thiên hạ. Khi ông gảy đàn, chim chóc cũng bay lượn theo tiếng nhạc, cá dưới hồ cũng nhảy lên khỏi mặt nước để lắng nghe. Tài nghệ của Sư Tương vượt ra khỏi nước Lỗ, rất nhiều người yêu âm nhạc đã không quản ngại xa xôi, lặn lội đến bái Sư Tương làm thầy, trong đó có Khổng Tử.

Khổng Tử học đàn rất chăm chỉ, vừa học vừa suy ngẫm. Ban đầu ông học gảy một bản nhạc, hơn 10 ngày sau vẫn không ngừng luyện tập. Thầy Sư Tương thấy vậy liền nói với ông: “Cũng tạm được rồi, trò hãy học bản nhạc khác đi”.

Khổng Tử trả lời: “Nhưng con chỉ vừa mới học được nhạc điệu của bản nhạc, chưa nắm bắt được những kỹ xảo của nó!”.

Sau một vài ngày, Sư Tương thấy Khổng Tử đã thành thạo các kỹ xảo của bản nhạc, liền nói: “Trò đã nắm được các kỹ xảo, giờ đã có thể học bản nhạc khác rồi”.

Khổng Tử cảm thấy vẫn chưa hài lòng, nên trả lời: “Nhưng con thấy mình vẫn chưa lĩnh hội được cảm xúc trong bản nhạc này”.

Sau một thời gian, thầy Sư Tương lại nói với Khổng Tử: “Trò đã thể hiện ra được tình cảm và tư tưởng trong bản nhạc đó rồi, chúng ta học từ khúc mới đi!”.

Khổng Tử lại nói: “Con vẫn chưa lĩnh hội được người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào!”.

Cứ như thế, lại qua một thời gian nữa.

Ảnh minh họa: Epochtimes.

Một ngày nọ, Khổng Tử vô cùng hạnh phúc đến thưa với thầy: “Con đã hình dung được tác giả bản nhạc này là người như thế nào rồi. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm, thân hình cao lớn, ánh mắt sáng ngời và thâm trầm sâu sắc, trong lòng luôn nghĩ: Lấy đức phục người, cảm hóa tứ phương. Con nghĩ, ngoài Chu Văn Vương thì còn có thể là ai được nữa?”.

Sư Tương vui mừng nói với ông: “Không sai chút nào, bản nhạc đó chính là của Chu Văn Vương”.

Khổng Tử là bậc tài hoa uyên bác, không chỉ là học đàn mà trong bất cứ việc gì ông cũng đều tìm hiểu rõ tường tận gốc rễ. Làm chuyện gì cũng không thể vội vã, phải lĩnh hội từng chút, từng chút một mới có thể thấu hiểu và tường tận tất cả tri thức trong thiên hạ. Đó là phong thái của một học giả Nho gia, và cũng là cách sống đáng để chúng ta noi theo.

Ngọc Linh
Theo Secret China

“Đôi Mắt Người Xưa” là tác phẩm của NS Trúc Phương hay NS Ngân Giang

“Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi…” là câu hát đầu tiên trong bài nhạc mà chúng ta quen gọi với tên “Đôi Mắt Người Xưa” tác giả...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Đại ca Hai Miêng (Gò Công) và chuyện dân Cầu Muối lập miếu thờ

Đình làng Nam bộ cũng như Sài Gòn vốn được bà con trong làng góp công, của xây dựng để thờ vị thần Thành Hoàng phù hộ cho làng. Có...

Kho báu của các vua nhà Nguyễn

Ngày 15 tháng Giêng năm 2018, đài RFI (Radio France International) của Pháp trong phần tạp chí có nói một đề tài đặc biệt về Kho Báu Triều Nguyễn. Tin...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Một cái nhìn lý thú về ý nghĩa bức tranh ‘Đám cưới chuột’

Trong dòng tranh Đông Hồ được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước – một bức tranh vừa hài hước vừa...

Những địa danh nào của Sài Gòn bị viết sai?

Có những địa danh quen thuộc ở Sài Gòn nhưng được cho là bị viết sai so với ban đầu như Cát Lái, Rạch Chiếc, Gò Vấp, Hàng Xanh, Thanh...

Tôi Đưa Em Sang Sông là của ai sáng tác?

“Ai là tác giả của nhạc phẩm Tôi đưa em sang sông” là vấn đề được bàn thảo khá rộng rãi trong vài năm qua. Người viết bài này có...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Exit mobile version