Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Từ chuyện con đại bàng tự nhổ lông, rút ra 2 bài học đắt giá

Có hai con đại bàng nọ, một con bay rất nhanh, con còn lại bay rất chậm. Đại bàng bay chậm cảm thấy thật ghen tị, nên nó tìm mọi cách để hãm hại đối thủ. Nào ngờ kết cục, nó chẳng thể khiến đại bàng bay nhanh rơi mất sợi lông nào, còn chính nó thì gặp họa.

Có hai con đại bàng nọ, một con bay rất nhanh, con còn lại bay rất chậm. (Ảnh qua Khoahoc)

Đại bàng bay chậm cảm thấy thật ghen tị với đại bàng bay nhanh, nên một ngày kia, đại bàng bay chậm nói với người thợ săn rằng: “Phía trước có một con đại bàng bay nhanh. Anh hãy dùng mũi tên bắn nó đi”.

Người thợ săn nói: “Có thể, nhưng chỉ là mũi tên của ta thiếu mất một sợi lông. Ngươi có thể rút ra một sợi lông của mình được không?”.

Đại bàng nói: “Được rồi! Chỉ cần anh có thể bắn nó, một sợi lông không đáng là gì cả”, và sau đó, nó rút ra một chiếc lông hào phóng ném cho người thợ săn.

Người thợ săn cài mũi tên vào cung, sau đó nhắm vào con đại bàng bay nhanh mà bắn, nhưng vì nó đã bay quá cao rồi, nên không trúng đích.

Người thợ săn quay sang thảo luận với con đại bàng bay chậm: “Nhổ cho ta một chiếc lông nữa, ngươi thấy thế nào?”

Con đại bàng trả lời: “Được rồi!”, và nó liền nhổ thêm một chiếc lông khác cho người thợ săn.

Tuy nhiên, lần này anh ta lại bắn trượt thêm một lần nữa. Cứ như vậy, từng mũi tên được bắn đi là từng chiếc lông của chim đại bàng lần lượt bị nhổ hết. Vậy mà vẫn không bắn trúng được con đại bàng nhanh nhẹn.

Con đại bàng bay chậm lúc này đã rụng hết lông, toàn thân trụi lủi, không thể bay được nữa, còn người thợ săn thì mỉm cười nói với đại bàng: “Ở đây có một con đại bàng không biết bay, ta cần gì phải hao tâm tổn sức bắn con đại bàng trên trời?”. Nói rồi, người thợ săn bắt lấy con đại bàng trần trụi này.

Qua câu chuyện có 2 điều được đúc kết:

Người làm hại người khác cuối cùng lại hại chính mình

Có người muốn đào cái hố cho người khác, nhưng ai ngờ lại trở thành nấm mồ cho chính mình. Có câu thơ: “Người đó đào một cái hố và đào rất sâu, nhưng lại rơi vào cái hố do chính mình đào”.

Điều gì đã làm con đại bàng nhổ lông của chính nó? Chính là lòng đố kỵ đã khiến nó không thể chịu nổi khi nhìn thấy con đại bàng khác bay cao, bay nhanh hơn mình. Tất cả đều do lòng đố kỵ mà gây ra họa.

Hãy thử nghĩ xem, ai sẽ là người tức giận và không vui khi thấy anh chị em của mình ưu tú? Đó không chẳng phải là ma tâm hay sao? Khi chúng ta tức giận, chính là lúc chúng ta đang làm những gì mà ma quỷ muốn làm!

Bay càng cao càng an toàn

Hãy nghĩ về con đại bàng bị hãm hại, tại sao nó không bị bắn hạ? Đó là bởi vì nó bay cao.

Một người bay càng cao thì càng không sợ người khác hãm hại, một người bay càng cao càng không lo bị gây khó dễ, bay cao chính là an toàn.

Do đó, nếu bạn muốn vượt qua nghịch cảnh và để những người nào đó không thể tấn công bạn, hãy tự nỗ lực để đi đến những nơi cao hơn.

Chúc Di (Theo Secret China)

Ý nghĩa của những tình khúc không tên Vũ Thành An

Có ai đó đã ví von rằng, cuộc đời là những chuyến xe, đưa ta đi qua những miền đồng bằng êm ả, hay đồi núi, đèo cao gập ghềnh....

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Quái vật 21 khuôn mặt

"Quái vật 21 khuôn mặt" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó...

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Kinh rạch Sài gòn xưa

Sài gòn, Chợ lớn xưa là vùng đất đầm lầy, trũng nước giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Quá trình phát triển thuở ban đầu những kinh rạch được...

Độc đáo nghi lễ rước nước và trò chơi dân gian trong lễ hội Tiên Lục

Tiên Lục xưa kia thuộc tổng Đào Quận, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cây...

Người viết thư mướn cuối cùng ở Sài Gòn

Công việc của ông Dương Văn Ngộ gắn liền với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, tòa kiến trúc cổ kinh được xây dựng từ năm 1886 với nhiều đặc...

Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con?

Tử biệt sinh ly, ai không thương xót, nhưng theo quy luật tự nhiên, cha mẹ già yếu từ trần, con báo hiếu cha, mẹ, đưa tang bố mẹ là...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Phút cuối – Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…

… Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…(1) Âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc của con người là chuyện thường, nhưng cảm xúc đến độ rơi nước mắt...

Sự cách biệt văn hoá Đông – Tây

Hai cõi người cách biệt Đông phương là đâu Tây phương là đâu Từ cái khác bên ngoài Đến cái khác bên trong Đến cái nhìn vũ trụ Đến cái...

Exit mobile version