Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Yểm nhĩ đạo linh – Bịt tai trộm chuông

Chúng ta thường nghe câu: “Lừa mình dối người”, hàm ý chỉ người dối trá với người khác và cũng tự dối trá với chính mình. Thành ngữ “Bịt tai trộm chuông” có hàm nghĩa tương tự như vậy.

Bịt tai trộm chuông
Yểm nhĩ đạo chung
掩耳盗钟
掩耳盗鐘
yǎn ěr dào zhōnɡ
Dịch nghĩa: Bịt tai trộm chuông
Tự mình lừa mình
Tự mình dối mình

【解释】:捂住耳朵偷钟。比喻自己欺骗自己。
Giải thích: Bịt tai lại để trộm chuông. Ví với tự mình lừa mình.
Giải thích âm Hán Việt: Yểm nhĩ: bịt tai. Đạo chung: trộm chuông.

VD: 我们必须勇敢地面对目前的困境,不能掩耳盗钟。
Chúng ta phải dũng cảm đối mặt với khó khăn trước mắt, không thể bịt tai trộm chuông được.
他一方面声称自己维护祖国统一,但是另一方面又秘密会晤分裂分子,这种掩耳盗钟的做法让人恶心。
Một mặt ông ta tuyên bố ủng hộ thống nhất đất nước, nhưng mặt khác lại bí mật gặp gỡ những phần tử li khai, cách làm bịt tai trộm chuông này khiến người ta căm ghét.

Chuyện kể rằng, tại nước Tần vào thời Xuân Thu, khi Phạm Cát Xạ bị Trí Bá truy diệt, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Yểm nhĩ đạo linh (掩耳盗铃 bịt tai trộm chuông) | THE EPOCHTIMES ...

Lúc đầu, tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá to và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to bèn nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới mang về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm lấy hai tay tự bịt tai mình lại, nghĩ rằng mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Câu thành ngữ “Yểm nhi đạo linh” (Bịt tai trộm chuông), ẩn dụ về những người tự cho mình là thông minh, tưởng rằng có thể lừa dối được người khác, nhưng thực ra chỉ là tự mình lừa mình mà thôi.

Suy ngẫm

  1. Tên trộm tại sao lại dùng hai tay bịt chặt tai mình?
  2. Bạn đã bao giờ làm việc gì mà “yểm nhi đạo linh” chưa? Bạn có rút được bài học gì từ sự việc đó không?

Vận dụng

  1. Người làm việc xấu thường muốn đổ lỗi cho người khác, thực ra đó chỉ là một hành động “bịt tai trộm chuông”, tự lừa đối chính mình mà thôi.
  2. Đứa con cho rằng giấu bảng điểm đi thì mẹ sẽ không biết rằng nó thi không đủ điểm, thật là “bịt tai trộm chuông”!

Các thành ngữ tương tự 

Hoàng Hoa biên dịch
(Theo tài liệu Văn hóa truyền thống của trang Chánh Kiến)

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Bốn điều kiện để lấy vua Bảo Đại của Nam phương Hoàng hậu

Khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà Nam Phương đã đưa ra 4 điều kiện để trở thành Hoàng hậu khi vua còn sống, một điều mà...

Ảnh tô màu tuyệt đẹp về xứ Nam Kỳ năm 1946

Dinh xã Tây ở Sài Gòn, Chùa Khmer Trà Vinh, tháp Hồi giáo Châu Đốc… là những hình ảnh tô màu hiếm có về xứ Nam Kỳ năm 1946 của...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Công nghiệp Tiên Chúa Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng, tục danh là chúa Tiên, theo cách giải thích của sử thần Nguyễn Khoa Chiêm là do đương thời rất trọng đạo giáo tu tiên của Lão Tử,...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Quy định về việc lưu thông xe kéo thời Pháp thuộc

Xe kéo tay là một phương tiện vận tải bằng sức người, rất đặc trưng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản,...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 18

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Cá mắm Xứ Huế

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một...

Vua bột ngọt giàu nhất Sài Gòn lụi tàn chỉ vì “sắc”

Người Sài Gòn – chợ lớn ngày xưa thường gọi Trần Thành là “Tỷ phú của Tỷ Phú” với thương hiệu bột ngọt nức tiếng doanh nghiệp của ông vượt...

Tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có...

Exit mobile version