Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhìn cách người Mỹ dạy con về tiền để hiểu tại sao họ độc lập và tự tin đến vậy

Hầu như lúc nào con cái cũng là đối tượng được bố mẹ chăm sóc và không hề hiểu được bố mẹ phải đối mặt với những lo lắng gì trong cuộc sống hằng ngày.

Một lần tôi rảnh rỗi ngồi cạnh 2 bé gái, một bé 8 tuổi, 1 bé 6 tuổi. Hai bé bé rủ tôi chơi trò “Game of life” (Trò chơi cuộc đời). Trông bộ đồ chơi này giống như trò “Monopoly- Tỷ phú”. Cũng có xúc xắc, để xem mình đi được mấy bước, và phải “làm” theo những gì ô mình bước vào yêu cầu. Trước khi chơi, Dana, Abby và tôi, mỗi người được phát một chiếc ô tô và 200 nghìn đôla, coi như là ngân quỹ để bắt đầu hành trình.

Nội dung các ô trong trò chơi Game of life là các tình huống, các sự kiện lớn nhỏ trong cuộc đời, từ đi học, tốt nghiệp, đi làm, lập gia đình đến về hưu. Chính vì vậy mà trong một tiếng chơi, đây là những gì tôi nghe phát ra từ hai cô bé:

– Haha, đến ngày lĩnh lương rồi! Ôi trời ơi, trời mưa, nhà bị hỏng mái, phải bỏ ra 2000 để sửa rồi.

– Hừm, nên đi học đại học hay đi làm luôn nhỉ? Đi học đại học thì sẽ phải bỏ ra 100 nghìn đô, nhưng có cơ hội việc làm lương cao hơn.

– Ôi tôi có bầu và sinh con. Tôi thích con gái. (Cầm và nhấc một hình người nhỏ đặt lên xe).

– Em chọn làm phi công- lương 100 nghìn đô.

– Huhu, bị sa thải vì ngủ gật trong lúc làm việc.

– Hừm, mua căn hộ thôi cho tiết kiệm.

Phải nói đây là trò chơi mang tính giáo dục và ý nghĩa nhất mà tôi từng gặp. Hãy thử tưởng tượng mỗi khi bạn gặp khó khăn không biết giải thích với con thế nào khi con đòi mua một con búp bê đắt tiền. Thay vào đó, hãy rủ con chơi “Trò chơi cuộc đời” để con hiểu về những gì xảy ra trong cuộc đời, những đánh đổi trong kiếm tiền và tiêu tiền. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ có một đứa con biết hiểu và thông cảm với bố mẹ.

Khi dạy con về tiền, thay vì không bao giờ đưa cho con tiền, người Mỹ trao tiền cho con. Ví dụ, hằng tháng bố mẹ sẽ cho con 5 đô và con được tiêu số tiền này vào việc con muốn miễn là không ảnh hưởng đến sức khỏe hay vi phạm pháp luật. Bố mẹ đưa con khoản tiền này vì biết rằng con có nhu cầu riêng và không cần thiết cứ phải hỏi xin bố mẹ, thứ nữa, bố mẹ muốn dạy con cách quản lý tiền.

Con có thể tiết kiệm, con có thể tiêu, mua truyện, mua đồ ăn con muốn, mua đồ chơi, thậm chí cho bạn vay. Số tiền này được đưa vào một ngày nhất định trong tháng. Nếu con cần tiền mà 5 đô không đủ, con có thể vay “ngân quỹ 5 đô” của tháng sau, nhưng con phải chịu lãi suất. Có nghĩa là nếu con cầm 2 đô trước, thì tháng sau con chỉ được nhận 2 đô thôi, 1 đô mất đi vì phải tra lãi.

Cô bạn học Lydia của tôi kể hồi bé bố mẹ cô ấy cũng cho cô khoản tiền tiêu vặt như trên, ngoài ra cuối mỗi kỳ học khi đạt thành tích sẽ được bố mẹ thưởng. Bố mẹ Lydia dẫn cô ra ngân hàng, mở cho cô một tài khoản, để cô nộp tiền thưởng vào tài khoản. Định kỳ, bố mẹ lại đưa Lydia ra ngân hàng để kiểm tra tài khoản, xem khoản tiền đã sinh sôi lãi suất bao nhiêu và để cô quyết định xem, cô có muốn rút tiền ra để mua gì không hay tiếp tục để tiền trong tài khoản để hưởng lãi suất.

Tôi vẫn nhớ những ngày bé, lang thang cửa hàng bán sách gần trường, thấy có cuốn truyện cổ tích hay mà không thể mua vì muốn mua phải về xin mẹ rồi mẹ đến tận nơi mua cho. Hoặc muốn ăn mực nướng, ô mai, ổi, xoài… mà lúc đó lại không có tiền. Mẹ có cho tôi tiền tiêu vặt nhưng không theo một quy định như ở trên nên tôi hầu như không thể kiểm soát được mình tiêu bao nhiêu, tiết kiệm thế nào. Tôi chỉ biết mình tiêu nhiều khi mẹ than phiền: “Sao suốt ngày xin tiền mẹ thế?”. Tôi ước gì mình cũng được học cách quản lý “tài chính cá nhân” như Lydia và em bé trên.

(*) Nội dung bài viết là những ghi chép về cách nuôi dạy con người Mỹ trong cuốn sách Con là khách quý của tác giả Kẩm Nhung- một bà mẹ Việt hiện đang sống cùng chồng và cô con gái tên Xoài ở Chicago, Mỹ.

Sài Gòn thập niên 1920 qua loạt ảnh phục chế màu

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Thế nào là anh hùng hào kiệt?

Những bậc anh hùng, quân tử của đời xưa không vì khác biệt về lý tưởng hay chế độ phục vụ mà đối đãi với nhau như kẻ thù không...

Bài học giáo huấn về đối nhân xử thế của Khổng Tử

Những cống hiến và vai trò của Nho gia trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng to lớn. Đặc biệt, văn hóa Nho gia còn được xem là ngọn nguồn...

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của...

Kết cục bi thảm của những cuộc “diệt” Phật trong lịch sử

Trong lịch sử, Trung Quốc thời cổ đại có năm vị Hoàng đế từng gây khó dễ, chống lại Phật Pháp, kết quả đã có 4 lần tạo thành đại nạn. Sử sách gọi đó...

Thương nhớ mùa Trung thu xưa

Nhớ ngày xưa, mỗi lần gần đến trung thu đám trẻ con trong xóm nhộn nhịp, háo hức lắm. Trước trung thu cả tuần bọn con trai đã bày ra...

Những câu nói sâu sắc về cuộc đời

"Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có thể diễn tả bằng lời. "Life is too deep for words" - cuộc sống quá "sâu" để có...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

Ghe Chèo – Nét Đẹp Văn Hóa Vùng Sông Nước

Có thể nói, bên cạnh dòng sông, chiếc ghe và cây chèo là những thứ chưa bao giờ tách khỏi cuộc sống của người dân vùng sông nước Cửu Long....

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều...

Exit mobile version