Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động của một người dù nhỏ hay to lại phản ánh giá trị của họ. Câu chuyện dưới đây rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Một người phụ nữ đi chợ như thường lệ, bà bắt gặp một ông lão bán trứng bên lề đường.

Bà dừng xe, tiến đến và hỏi lão già: “Ông bán số trứng này giá bao nhiêu?”

Ông lão bán trứng trả lời: “3.000 đồng một quả, thưa bà”.

Người phụ nữ liền nói: “6 quả 12.000 đồng, không bán tôi mua chỗ khác”.

Ông lão bán trứng suy nghĩ một lúc rồi nói: “Cứ mua với cái giá mà bà muốn. Có thể đây là khởi đầu tốt, bởi từ sáng tới giờ tôi vẫn chưa bán được quả nào”.

Người phụ nữ nhanh chóng lấy những quả trứng và rời đi, lòng thầm đắc thắng.

Sau đó, bà ngồi trên chiếc ô tô đắt tiền, tới một nhà hàng sang trọng để dùng bữa với bạn bè. Ở đó, bà và người bạn gọi bất cứ món ăn nào họ thích. Ăn xong, bà ra quầy thanh toán. Hóa đơn trị giá 1.950.000 đồng, nhưng bà trả tới 2 triệu và còn dặn người chủ nhà hàng không cần thối lại.

Tình huống này không xa lạ gì với người chủ cửa hàng, ông vẫn thường được hưởng sự “hào phóng” của những người nhiều tiền. Nhưng với ông già bán trứng nghèo khổ kia, điều này có chút tàn nhẫn. Bởi ông không nghĩ dáng vẻ bề ngoài của mình sẽ quyết định việc người khác sẵn sàng cho ông thêm vài nghìn đồng.

Vấn đề mấu chốt ở đây là: Tại sao chúng ta cứ phải tỏ ra quyền lực với những người nghèo khó? Và tại sao chúng ta luôn hào phóng với những người thậm chí không cần đến sự hào phóng của chúng ta?

Tôi chắc chắn rằng, giương oai với người yếu thế sẽ không làm tăng thêm giá trị của bạn. Thể hiện cái tôi giàu có, chịu chơi cũng không khiến bạn tốt lên trong mắt người khác.

Có lần tôi đọc được một câu chuyện thế này:

“Bố tôi có thói quen mua những thứ đồ nho nhỏ với giá cao từ những người nghèo khó, mặc dù ông không hề cần đến. Thỉnh thoảng ông thậm chí còn trả thêm tiền cho chúng. Tôi bắt đầu để tâm đến hành động này và hỏi bố tại sao lại làm như vậy? Bố tôi bèn nói: ‘Đó là quỹ từ thiện được bao bọc bởi phẩm giá, con yêu ạ’.”

Những công cụ của quyền lực không phải là thứ tinh thần quyết định nên giá trị của một người. Chẳng phải “sự thỏa mãn khiến người nghèo giàu có; và bất mãn khiến người giàu nghèo khổ” hay sao?

Mộc Lam

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Cây cầu quay độc nhất của Sài Gòn xưa

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ –...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Lịch sự khi ra đường

Khi Ra Đường Khi ra đường, chúng ta phải lưu ý áo quần cho sạch sẽ, đầu tóc phải chải cho gọn ghẽ. Thận trọng giữ luật đi đường, để...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Công dụng của “Mũi heo” trên balo mà ít người biết đến

Không ít người sẽ ngã ngửa khi biết tiện ích của mẩu vải nhỏ bé tưởng thừa thãi đáng "vứt đi" này. Ai trong chúng ta cũng từng sở hữu...

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Thành phố du lịch kiêm bãi thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên

Dù không phải thủ đô nhưng thành phố Wonsan vẫn đóng một vai trò quan trọng ở CHDCND Triều Tiên, bởi đây vừa là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Exit mobile version