Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử

Các tác phẩm được chọn lọc dưới đây đến từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, sống trong thế kỉ 17 – 19. Bạn có thể thấy nhiều tác phẩm lấy ý tưởng từ thiên nhiên và thần thoại – vốn là 2 nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật.

Trong cuộc sống hối hả ngày nay, có thể bạn sẽ muốn lắng lại một chút để cảm nhận được rõ hơn những thanh âm trong trẻo này.

1. “Symphony 5” của Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven (1770-1827) đã biên soạn tác phẩm này, trong đó mấy ô nhịp mở đầu bản giao hưởng có cùng nhịp điệu với mật mã Morse cho số 5 hoặc chữ “V”.

Khúc dạo đầu này đã được sử dụng trong Thế chiến thứ II để gửi các tin nhắn bằng mã Morse. Theo giai thoại, Beethoven không hề biết đoạn mở đầu cho bản giao hưởng số 5 sẽ ra sao, nhưng khi ông đang nghỉ trưa, ông nghe thấy tiếng nhịp gõ cửa nhà mình và nó đã trở thành những nốt nhạc đầu tiên của tác phẩm.

2. “O Fortuna” của Carl Orff

Carl Orff (1895 – 1982) thành công nhất với bản nhạc này nhờ vận dụng kỹ thuật hòa âm phối khí một cách đầy kịch tính. Tác phẩm này dựa trên tập thơ thế kỷ XIII “Carmina Burana”. Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển được trình tấu nhiều nhất trên thế giới.

3. “Hallelujah Chorus” của George F. Handel

George Frideric Handel (1685 – 1759) viết toàn bộ bản oratorio này trong vòng 24 ngày. Ngày nay, rất nhiều giai điệu đã mượn âm điệu từ bản nhạc này. Tương truyền, Handel nghe nhạc từ các thiên thần chơi vào tai mình. Lời bài hát dựa trên những đoạn kinh Thánh mà Handel đã cố gắng để mô tả cuộc sống, cái chết, và sự sống lại của Chúa Jesus.

4. “Ride of the Valkyries” của Richard Wagner

Richard Wagner (1813 – 1883) sáng tác kiệt tác “The Ring Cycle”, mà “Ride of the Valkyries” là một phần của tác phẩm vĩ đại này, và nó dựa trên câu chuyện về con gái của vị thần Odin (thần thoại Bắc Âu). Vở opera này mất 26 năm để hoàn thành và chỉ là phần thứ 2 trong chùm kiệt tác opera gồm 4 phần.

5. “Toccata in d minor” của Johann S. Bach

Đây có lẽ là một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của mà Johann Sebastian Bach đã từng biên soạn. Tác phẩm này có giai điệu mạnh mẽ và nó nhanh chóng trở nên gắn liền với nhiều cảnh kịch tính trong các bộ phim. Bach là nhà soạn nhạc hàng đầu về thể loại fugue trong mọi thời đại.

6. “Eine Kleine Nachtmusik” của Wolfgang A. Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart (1756- 1791) sáng tác tác phẩm âm nhạc huyền thoại có thời lượng 15 phút chỉ trong vòng 1 tuần. Nó được công bố chính thức vào năm 1827.

7. “Ode to Joy” của Ludwig Van Beethoven

Một kiệt tác khác của Ludwig Van Beethoven được hoàn thành vào năm 1834 và là phần nổi tiếng nhất của tác phẩm Symphony 9. Thật ngạc nhiên vì trên thực tế là Beethoven bị điếc nhưng vẫn có thể sáng tác những tuyệt tác âm nhạc.

8. “Spring” của Antonio Vivaldi

Antonio Vivaldi (1678 – 1741) là một nhà soạn nhạc baroque, người đã viết 4 tác phẩm âm nhạc vào năm 1723, mỗi tác phẩm đại diện cho 1 mùa trong năm, và bởi vì sự nổi tiếng chúng, âm nhạc đã được đưa chuyển tải trong rất nhiều tác phẩm và điện ảnh, đặc biệt là bản “Spring” (“Mùa Xuân”) và “Summer” (“Mùa Hạ.”)

9. “Canon in D Major” của Johann Pachelbel

Johann Pachelbel (1653 – 1706) là một nhà soạn nhạc baroque vốn được biết đến như một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thời kỳ đó. Ông ấy làm cả thế giới thán phục với các tác phẩm soạn nhạc đầy kỹ thuật và tinh tế.

10. “William Tell Overture” của Gioachino Rossini

Gioachino Rossini (1792 – 1868) viết tác phẩm âm nhạc có thời lượng dài 12 phút này như là phần cuối trong bản overture nhạc kịch gồm 4 phần. Những phần khác cũng được biết đến nhiều, nhưng riêng tác phẩm này trở nên nổi tiếng khi nó được sử dụng trong bộ phim hoạt hình “Looney Tunes” của hãng Warner Brother.

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 12/25 – Hoa Phật bị hạ bệ

Có danh từ Ấn Độ trong Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên là có. Đó là những danh từ Phật giáo, nhưng được phiên âm tới 2 lần, từ Phạn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 20

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Nhà thờ Đức Bà – nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến...

Các biện pháp tránh thai đáng sợ của Trung Hoa xưa

Phi tần bị bấm huyệt hậu môn, rửa chỗ kín bằng hoa nghệ tây; còn kỹ nữ thì uống thủy ngân là những cách tránh thai phổ biến thời phong...

Nhà thờ Cha Tam hơn 100 tuổi phong cách ‘lai’ Á Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc,...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Lộc

Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết. Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100 năm nay, nhưng...

Những bệnh viện hơn 1 thế kỷ ở Sài Gòn

Y viện Hải quân thời Pháp thuộc nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, còn Bệnh viện Nhiệt đới chính là Bệnh viện Chợ Quán cũ thuộc loại cổ nhất...

Huình Tịnh Của hay Huỳnh Tịnh Của mới đúng?

Huình Tịnh Của hiệu Tịnh Trai, người làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy; nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuở bé, sang Mã Lai, học...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Quang Trung Hoàng Đế – Nhân vật lịch sử hiếm có

Việt Nam là một quốc gia có quá khứ thuộc địa lâu dài: 11 thế kỷ Bắc thuộc và 01 thế kỷ Tây thuộc. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán...

Exit mobile version