Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình. Rất nhiều khi vì gia đình lơ đãng một số việc nhỏ mà cuối cùng việc nhỏ ấy phát triển đến mức không còn khống chế được nữa mà dẫn đến suy bại. Bởi vậy nhất định phải phòng ngừa chu đáo, đề phòng cẩn thận. 

(Hình minh họa: Qua read01.com)

Sự thịnh vượng của một gia đình cần một thời gian dài tích lũy nhưng sự suy bại thì thông thường chỉ cần một thời gian rất ngắn. Nếu trong gia đình xuất hiện ba dấu hiệu dưới đây thì sự suy bại không còn xa nữa.

1. Khắc khẩu, tranh cãi

Trong sách “Ấu học quỳnh lâm” viết rằng: “Vợ chồng hòa thuận rồi sau đó gia đạo mới thành”. Ý tứ chính là trong gia đình chỉ khi vợ chồng chung sống hòa thuận, cùng nhau cố gắng vun đắp gia đình thì gia đình mới có thể thịnh vượng phát đạt.

Cổ nhân cũng dạy: “Huynh đệ hòa mục gia bất tán, Trục lí hòa khí thuận khí hoàn. Thê hiền hà sầu gia bất phú, Tử hiếu hà tu phụ hướng tiền” tức là anh em hòa thuận thì gia đình không bị tiêu tan, chị em dâu hòa thuận thì không khí gia đình dễ chịu, gia đình có vợ hiền thì lo gì không giàu có, con cái hiếu thảo thì cha mẹ đâu phải lo nghĩ nhiều. Nếu trong một gia đình, vợ chồng động gặp chuyện là tranh cãi, khắc khẩu thậm chí nghiêm trọng hơn là động thủ thì lâu dần không chỉ ảnh hưởng xấu đến tình cảm đôi bên mà còn ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ sau. Con cái thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ khắc khẩu, bạo lực trong gia đình thì rất khó để trở thành những người có đức hạnh tốt trong tương lai. Nếu trong một gia đình mà cha mẹ, anh em, con cái xảy ra tranh cãi lẫn nhau thì sự tan rã là nhanh chóng.

“Gia hòa vạn sự hưng” có lẽ là đạo lý mà rất nhiều người đã từng nghe. Nhưng đứng trước mỗi sự tình bất hòa, làm sao để giữ được tâm thái bình tĩnh, đặt vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, thậm chí là bao dung đối phương thì không phải gia đình nào cũng làm được.

Chỉ khi các thành viên trong gia đình hòa thuận, vui vẻ thì mới có thể “đồng tâm hiệp lực”, “đồng cam cộng khổ”. Một khi, tâm cùng hướng về một điểm, lực cũng hướng về một điểm thì mới có thể tổng hợp được lực, chuyển hóa những sức mạnh bị phân tán, thậm chí là những năng lực cản trở thành “hợp lực”. Từ đó mà tạo ra một loại hiệu ứng mạnh gấp bội lần khiến cho sự nghiệp tự nhiên được thịnh vượng, phát đạt.

Bởi vậy, để giữ hòa khí trong gia đình, mỗi người trước tiên cần chú trọng tu khẩu, đứng trước mâu thuẫn cần phải “lùi một bước” thì mọi điều sẽ được chuyển biến tốt đẹp hơn lên.

2. Lười lao động, ham hưởng thụ

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên khi tại thế rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, người nhà phải cần kiệm, không nên xa hoa, ham hưởng thụ. Tuy rằng trong nhà ông có người quản gia giúp việc nhưng đối với con cái, ông yêu cầu tự giặt giũ quần áo, ăn uống như thế nào phải tự mình làm. Thậm chí ông còn yêu cầu người nhà tự trồng rau để ăn. Bởi vì ông lo sợ rằng các thành viên trong gia đình bởi vì ham hưởng thụ, an nhàn mà gây đại họa.

Theo Tăng Quốc Phiên, một gia đình cho dù nghèo khổ đến mức nào đi nữa, chỉ cần biết siêng năng làm việc, tiết kiệm chi tiêu thì nhất định sẽ có ngày hưng thịnh. Còn một gia đình cho dù là giàu có đến mức nào đi nữa mà một khi bắt đầu xa xỉ hưởng thụ thì sẽ rất nhanh suy bại. Đây cũng chính là đạo lý mà cổ nhân thường nhắc tới: “Từ cần kiệm đi đến xa xỉ thì dễ, từ xa xỉ đi đến cần kiệm thì khó”.

Ông còn nhấn mạnh rằng, một gia đình muốn tồn tại được thì phải ghi nhớ không lây nhiễm những ham mê bất lương, như đánh bạc, sử dụng chất gây nghiện. Bởi vì trong gia đình một khi đã có người mắc vào những ham mê này thì chuyện suy bại chỉ là trong nháy mắt.

Bất luận là thời điểm nào, khi gia đình giàu sang hay bần cùng đều phải lấy “cần” và “kiệm” để quy phạm chính mình, không thể quá độ phóng túng, nếu không đó chính là đang gieo mầm tai họa cho bản thân và gia đình.

3. Con cái vô lễ, quá độ cưng chiều

Cổ ngữ nói: “Con trẻ được cưng chiều quá độ sẽ khó thành người tài”. Con trẻ, cho dù là trai hay gái đều nên được dạy bảo nghiêm khắc, cẩn trọng, lễ phép, không thể quá độ cưng chiều.

Một đứa trẻ thường xuyên được chiều, muốn gì được đấy thì dần dần sẽ hình thành nên tính cách vô ơn, không sợ điều gì. Thậm chí có những đứa trẻ được bao bọc, nuông chiều quá mức mà làm ra những việc tổn hại đức, thương thiên hại lý. Khi ấy, không chỉ hủy hoại tương lai của trẻ mà còn khiến gia đình suy bại.

Liễu Tông Nguyên, nhà thơ nổi tiếng triều Đường viết rằng: “Tuy viết ái chi, kì thật hại chi”, ý tứ chính là nuông chiều trẻ, tưởng như là tốt cho con nhưng kỳ thực lại là hại con. Trong đời người không có những cực khổ vô ích. Nếu hiện tại, cha mẹ không nỡ để con cái tự chịu khổ thì sau này chúng sẽ phải vất vả, chịu khổ hơn rất nhiều. Không ai có thể có được một đời như ý muốn, cha mẹ không thể vĩnh viễn chở che cho con cái, cần để con cái chịu khổ thì chúng mới có sức mạnh vượt qua những khó khăn của cuộc đời.

An Hòa

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Vì sao nói “Treo đầu dê, bán thịt chó”?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi muốn nói tới những kẻ thường dùng những chiêu bài giả mạo để lừa bịp người khác, gian lận tráo trở trong buôn bán,...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Những bức ảnh màu về làng quê Việt xưa

Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà lại gần gũi với bất cứ ai đã từng trải qua tuổi thơ ở một làng quê Việt. Mời độc giả nhìn...

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Dịu dàng chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam đã có từ xa xưa. Hình ảnh của nó đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000...

Exit mobile version