Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các loại nhịp cổ nhạc

Trong những thời kỳ đầu nhạc nghệ cổ truyền, đã có phân định ra 5 loại nhịp mà hiện tại các nhạc công, mà thậm chí các nhạc sư đã sử dụng sai lạc một vài điệu. Khởi đầu cho ngành mô phạm âm nhạc, ta không thể không nói đến cái Dá Nhạc (ngày xưa viết là Dá Nhạc, chứ không viết là giá nhạc). Người xưa đã biết lấy rơm bện thành hình 1 cái hình TỨ TUNG, NGŨ HOÀNH (4 lằn dọc, 5 lằn ngang) đặt tên là cái DÁ NHẠC[1], phía tả (tay trái ló ra 5 chìa đặt ra 5 tên từ trên xuống là CUNG, THƯƠNG, GIỐC, CHỦY, VŨ, cũng 5 bực này sau thời Hán thuộc mời đổi lại là HÒ, XỰ, XANG, XÊ, CỐNG và được dùng mãi đến ngày nay. Theo đó ta thấy đã có sự phân biệt âm GIÙNG chỉ bậc thấp và âm THẲN (G ?) để chỉ bậc cao giống như hình cái Dá Nhạc.


Ghi Chú: Ta thấy cái dá nhạc trên có 5 hàng ngang là ngũ hoành và 4 cột dọc gọi là tứ tung, chia dá nhạc ra làm những phần nhỏ đều nhau. Mỗi phần là thời lượng hay trường canh của một nhịp. Các vạch nhỏ nằm cắt ngang các cột dọc (tứ tung) là nhịp hay phách. Những chỗ không có vạch nhịp thì bỏ trống, thí dụ như hàng thứ 5 ta bỏ 3 lấy 1 (tức là nghỉ 3 nhịp gõ 1). Dù rằng cái dá nhạc trên chưa thể hiện đủ 5 loại nhịp ta đã nói đến, nhưng nó là nền tảng cho việc giảng dạy âm nhạc trong thời kỳ xa xưa.

Nhìn hình cái Dá Nhạc bên trên, năm lằn ngang mà xưa gọi là Ngũ Hoành không chỉ dùng để phân tách từng giọng đàn cao thấp trong ngũ âm mà bắt đầu từ trên đếm xuống theo 4 lằn xuôi (tứ tung) còn là 1 khuôn khổ bất di bất dịch để làm nền tảng cho 5 loại nhịp. Người xưa đã căn cứ vào mực trung bình của mỗi chân bước của đoàn quân đi thong thả mà tính nhịp. Cứ dùng thời gian của 1 bước đi làm căn bản. Ta có 5 loại nhịp điệu như sau:

1/ NHỊP QUÂN HÀNH (Nhịp một): Nhịp đều, không cách khoảng. Đây là loại nhịp nhanh nhứt trong các loại nhịp. Căn cứ vào chân bước của đoàn quân đi, khi bắt đầu bước thì chân mặt đếm là 1 và chân trái đếm là 2. Thuở xưa những bản thuộc nhịp điệu nào là bên dưới danh mục của bản đàn có chua rõ về loại nhịp điệu như: Quân hành Điệu… Theo như trong sách “Nhạc Truyện” thì những bản Kim Tiền, Tẩu Mã, Xuất Đội, Tế Kỳ, Long Hổ, Hành Vân v..v… thuộc nhịp điệu quân hành.

2/ NHỊP LƯỠNG THUẬN (Bỏ 1 lấy 1): Trong sách “Tỳ Bà Cầm Dẫn Giải” còn gọi là nhịp Trường Thuận, cứ nhịp chân mặt bỏ chân trái. Điệu nhịp này thường dùng trong lối đàn Tài Tử (nhạc phong) chứ không dùng trong dàn nhạc quân binh. Những bản như Lưu Thủy trường, Phú Lục, Xuân Tình cùng trong nhịp điệu này.

3/ NHỊP CHIÊU BINH CỔ SĨ (bỏ 1 lấy 3): Sách Đại Nam Nhạc Mô Phạm còn gọi là Du Thuyền Cổ Sĩ, đồng thời lượng với nhịp điệu lưỡng thuận, nhưng tiếng sanh khác hơn là bỏ 1 lấy 3 (như điệu chiêng trống múa lân hiện nay). Điệu nhịp này trong dàn nhạc quân binh, thường dùng trong những lễ Hạ Điền, Nghinh Thần, Nghinh Thủy Lục, Du Hồ, Nghinh Sứ, Nghinh Sĩ Ngoại Kinh v.v… cùng điệu nhịp của những bản “Nhạc Ngự Hoàng” hay Bát Man Tấn Cống, Tam Pháp Nhập Môn, Cổ Bản, Khổng Minh..v…

4/ NHỊP SONG LANG PHÙ (bỏ 2 lấy 2): Bộ “Lễ nhạc Tư Chuyên” gọi là nhịp Bán Tuyệt. Cùng thời gian với loại nhịp Lưỡng Thuận, chỉ khác hơn ở chỗ bỏ 2 lấy 2, điệu nhịp này đồng một điệu với lối “Đẩu Táng” của thầy chùa lúc trước. Riêng về nhạc cổ thời trước chỉ áp dụng loại nhịp này cho các bản hơi Ai (giọng buồn) như Quả Phụ, Lạc Nhạn,Tuyệt Huyền, Dạ Ký Tỳ Bà, Giang Nam, Phụng Hoàng… Sau này giới nhạc cổ xứ ta đều thay những nhịp điệu song lang phù cho những bản trước kia thuộc nhịp Lưỡng Thuận.

5/ NHỊP NAM OÁN DẠ (bỏ 3 lấy 1): Loại nhịp này so với thời gian điệu nhịp hành quân, khi tiếng sanh này đến tiếng sanh kia thì chậm hơn 8 lần. Điệu nhịp này là điệu nhịp của những bản Nam Xuân, Nam Bình, Nam Ai, Đảo ngũ Cung.

Thời xưa các bản Ai khác về đêm cũng thường được dàn nhạc Phong (dàn nhạc Tài Tử) hòa tấu, vì tiếng sanh thưa nên êm ả. Có lẽ vì lý do đó mà có từ “Nam Oán Dạ”.

Năm loại nhịp trên sau được gọi là Ngũ Phách, lần hồi đến sau 1462, giới nhạc mô phạm đồng ý lập thêm 2 loại nhịp dùng để dạy cho các sĩ trạo (nhạc sinh) dùng Cổ Lịnh (học đánh trống) và đã được nhà nước thông tri khắp lãnh thổ VN.

    1. Loại “Cổ Trực”: là loại phách (là loại nhịp thứ 6 bổ sung cho 5 loại nhịp nói bên trên), dùng cho sanh, chiêng, trống …, điệu này điểm 2 ngưng 1 rồi điểm 1: (O O — O ) Hiện nay là loại trống mõ điểm 3 ở công sở, điếm canh v..v.
  1. Loại “Song Tiền Lạc Lưỡng Hậu” (loại nhịp thứ 7, dùng cho chiêng, trống, mõ trong những ngày Sóc, Vọng của lăng, miếu, đền chùa. Nhịp này điểm 2 ngưng 1, điểm 1, ngưng 1, điểm 1: (O O — O — O) loại nhịp (phách) này từ đời vua Lê Thánh Tông được sung vào quốc tịch để áp dụng cho nhà Thiền (Phật giáo trong toàn lãnh thổ VN từ xưa đến nay).

________________

[1] Theo tài liệu của nhạc sĩ Lê Thương.________________

Chú thích: Bài viết trên có những từ mà người xưa hay dùng, mực độ chính xác của những từ này chưa kiểm chứng được, tuy nhiên đối với những người làu thông về Hán Văn thì có thể kiểm chứng được. Nếu các bạn có thể hiểu rõ hơn về các từ thì xin vui lòng góp ý.

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Lịch sử đá banh thời Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử 100 năm Túc Cầu Việt Nam Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có truyền thống thượng võ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Lý giải mới gây nhiều tranh cãi đằng sau tục lệ bó chân ở Trung Quốc xưa

Đó là quan niệm về vẻ đẹp hay sự khoái cảm của người xưa? Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ...

Những hình ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1968

Trường ngoại ngữ International House, ga Sài Gòn cũ, trường Trung học nữ sinh Gia Long… là những hình ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bốn: Khảo quan

Vì các sử gia thường dùng từ "thi Hội" bao gồm cả thi Ðình nên rất khó phân biệt khảo quan thi Hội với khảo quan thi Ðình. Dưới đây...

Ta hay nghe người ta nói SÂM BỔ LƯỢNG , SÂM DỨA, NƯỚC SÂM … Vậy chữ Sâm đây có nghĩa là gì?

Trước hết phải nói tới Sâm Bổ Lượng…hay còn gọi là chè sâm bổ lượng, là một món chè ngọt Việt Nam nhưng có nguồn gốc Quảng Đông và cũng...

Exit mobile version