Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu chuyện đằng sau bài hát ‘Ru Em Tròn Giấc Ngủ’

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân những năm giữa và cuối thập niên 1960 là một người lính hải quân hào hoa. Ông không ngại tâm sự cũng như chia sẽ rằng vào thời đó tuy đã có gia đình nhưng ông cũng rất bay bướm, vốn dĩ gắng liền đời sống hải hồ lãng mạn, cộng thêm tính nghệ sĩ đa tình nên rất nhiều mỹ nhân người đẹp thời đó đã làm cảm hứng cho ông sáng tác ra rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: Cho Vừa Lòng Em, Em Về Với Người, Tương Tư (1,2,3,4 ….) …..

Tôi sẽ nói về những ca khúc này ở các bài viết sau. Hôm nay tôi muốn giới thiệu cho quý độc giả hoàn cảnh ra đời cũng như sự thật về bài hát Ru Em Tròn Giấc Ngủ của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân.

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân thời trẻ.

Câu chuyện xảy ra vào khoảng cuối năm 1967 và đầu 1968. Lúc đó, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân có quen với một cô gái hay nói đúng hơn là một ca sĩ sắp bước vào nghề. Vì cô này đã đến lớp nhạc Mặc Thế Nhân ở địa chỉ số 6 Lý Văn Phức, Đakao, Sài Gòn để ghi danh học nhạc làm ca sĩ. Và cũng từ đó, do tiếp xúc thường xuyên cho nên giữa nhạc sĩ và cô gái này có nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ dừng lại ở những hành động như là đi ăn hay đi phòng trà ….

Vào khoảng những ngày cận tết Mậu Thân 1968. Cô ca sĩ này về gia đình ở Vũng Tàu để đón xuân cùng gia đình. Cô cũng không quên rủ nhạc sĩ Mặc Thế Nhân về quê cô chơi. Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân lúc đó cũng rất lưỡng lự, bởi vì tết đến ông muốn dành thời gian lo tết nhất ở gia đình, ông còn phải trực một số ngày ở đơn vị, …. Cho nên ông xin khuất lại và hẹn có thể sau đó mùng 3 mùng 4 tết nếu có thời gian ông sẽ xuống chơi.

Nhưng có ai đâu ngờ, lần chia tay đó cũng là lần chia tay vĩnh viễn của ông với cô ca sĩ vừa mới chớm nở tình cảm. Vào khuya ngày mùng 1 tết năm 1968, nhà của cô ca sĩ đó đã bị dính pháo kích, kém may mắn thay là quả pháo rơi ngay giường cô đang ngủ ….

Nhận được tin người con gái ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã đau đớn cho ra đời ca khúc : Ru Em Tròn Giấc Ngủ để tiễn đưa người học trò, “người bạn gái” của mình.

Tôi ru em ngọt ngào bằng ngàn câu hát ca dao
Quê hương tôi nghẹn ngào lời ru hơi máu đào
Tôi ru em ngọc ngà được an giấc kiêu sa
Quê hương tôi đậm đà đạn tên vẫn bay qua

Tôi ru em mặn mà lời ru tha thiết bao la
Anh em chung một nhà mà sao vẫn thấy xa
Ru em trong chiều tà nhạc đưa bước tiên nga
Em đi trong lụa là còn tôi kiếp xa nhà

Ru em ru em tròn giấc ngủ
Mộng hai mươi đó sức Nam Kha này mấy xa
Ru em ru em đẹp giấc nồng
Vờn đôi tay yếu kéo thời gian ngược dòng

Tôi ru em vào đời bằng ngàn câu hát chơi vơi
Tôi ru em tuyệt vời trần gian hoa lá rơi
Tôi ru em nghẹn lời bờ môi héo khan hơi
Tôi ru em trọn đời và ru đến muôn đời.

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân hiện nay.

Trong một lần trò chuyện với tôi, nhạc sĩ có tâm sự thêm rằng : “Nếu ngày đó tôi theo cô ấy về thì chắc giờ này tôi cũng lên “bàn thờ” ngồi luôn rồi.” Nhưng ông vẫn luôn nhớ về cô và luôn cầu nguyện cho cô sớm vãng sanh miền cực lạc.

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng...

Chuyến bay đầu tiên ở Sài Gòn

Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Lai lịch của “Tam Hoàng Ngũ Đế” thời thượng cổ

Giai đoạn đầu của lịch sử Trung Hoa được gọi là thời kỳ Tiên Tần, được chia thành bốn thời đại là Hoàng, Đế, Vương, Bá. Người thống trị cao nhất ban đầu được xưng...

Đời người có 8 loại ân huệ cần ghi nhớ và báo đáp

Con người sống nơi thế gian ngắn ngủi mấy chục năm phải hiểu được biết ơn, không có gì là điều đương nhiên, cũng không có ai là phải vì mình mà trả giá, cho dù...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Đại Việt sử ký toàn thư – bộ sách được viết trong hơn 200 năm

Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, kho tư liệu...

Bức tranh toàn cảnh miền Bắc Việt Nam 100 năm qua

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Exit mobile version