Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại gọi cho 2 người bạn của mình nữa thì tự nhiên có thằng nhỏ ở đâu nhảy ra làm giật mình:

Ảnh: sưu tầm

– Chú ơi chú đừng xài điện thoại ở đây, dễ giật lắm
(Mình gật gù, ờ ờ)

– Con biết chú không mua vé số đâu nhưng nếu được chú mua ủng hộ con 1 tờ thôi nha.

– Sao con biết chú không mua? Vậy để chú mua con 1 tờ nha. (Mình bảo)

– Dạ, chú cho con ly nước mía nha (trên xe nãy mua ly nước mía uống dỡ, thằng nhỏ chỉ vào)

– Con ăn tối chưa, chú mua cho con hộp xôi nha.
(Nó ậm ừ, rồi cũng ờ)

– Cô ơi, đừng bỏ hộp, cô cho phần con tách làm đôi (hai phần nhỏ) để trong bịch ni lông nha

– Ăn bịch ni lông độc lắm (mình bảo).

– Tại con xin 2 cái hộp thì tội cô bán xôi, bán có nhiêu tiền đâu mà cho 2 cái hộp. Với tại con còn nhỏ em bán vé số chắc chưa ăn gì đâu nên con để dành cho nó.

– Chị ơi, làm cho thằng nhỏ 2 hộp trước đi, chút tính cho em luôn. (Thằng nhỏ lấy hộp xôi xong lững thững đi trước)

– Nhỏ nhìn vậy chớ lạc quan lắm, hôm rồi trời mưa to, nó thấy người ta bị tắt máy xe, mặc áo mưa ra phụ đẩy xe thổi bugi cái rớt xấp vé số thấy thương gì đâu. Nay ảnh mới vui vẻ chớ mấy bữa, buồn thiu à. 10 ngàn em.

– Ủa em trả 3 hộp xôi lận, cho em với cho thằng nhỏ luôn

– Hổng có cậu tui cũng cho nó mà, thôi hộp xôi đậu xanh của cậu 10 ngàn hà.
(Tự nhiên thấy khóe mắt cay cay)…

Bởi vậy có bao giờ rời Sài Gòn được đâu…
Lòng tin đặt có thể sai, lòng tin có thể bị phản bội nhưng Sư Ông Thích Nhất Hạnh có dạy rằng: “Thấy thiện thì cứ đi, đến đâu hay đến đó…”
“Phố thị đông, người đông đông,
Tôi như đứa nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà”

Thôi thì, đừng trách lòng tin, đừng trách con người, chỉ trách điều kiện đã làm họ quay lưng… Đâu cần làm ông này bà nọ, đâu cần phải có trong tay những vinh quang, có trong tay những đỉnh cao vì “làm người tử tế trước khi làm người có học”

Về giai thoại cụ Phan Thanh Giản ngăn xe vua

Cách đây đúng 90 năm, một cuốn sách biên khảo về danh nhân Phan Thanh Giản được xuất bản. Sách có tựa Phan Thanh Giản truyện và được xuất bản...

Lịch sử khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ trong chính trị

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở...

Bé gái 10 tháng tuổi bị người thân đâm 12 cây kim đâm vào người

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng câu chuyện về bé gái 10 tháng tuổi ở Sơn Đông bị 12 cây kim đâm vào người năm ấy vẫn khiến...

Chùa Lý Quốc Sư xưa

Chùa Lý Quốc Sư nằm ở phố Lamblot, xưa kia là thôn Tiên Thị, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội cũ, cách Nhà thờ Lớn Hà Nội...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Vài tập tục thú vị tại Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có những phong tục tập quán độc đáo. Bởi vậy trước khi đi Nhật du lịch,...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Ký ức Trung Thu rực rỡ của một người Sài Gòn

Những chiếc bánh nướng thơm phức được bày biện cạnh ấm trà đặc quánh, xóm nhỏ sáng trưng ánh đèn, và chiếc lồng đèn giấy kiếng xanh đỏ thì lấp...

Tiếng hát Duy Khánh giữa Saigon

Sài Gòn có những đêm thật lạ. Gió về khuya mỗi lúc càng lạnh. Đường phố vắng dần. Sài Gòn có những người rất trẻ ngồi gần lại với nhau...

Cuộc vây hãm thành Vienna

Khi người Ottoman âm mưu xâm chiếm Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1683, người ta đã lo sợ mọi chuyện sẽ lặp lại hình ảnh của 230...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Exit mobile version