Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác của nhạc sỹ Lam Phương

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi dòng nhạc thông thường mà Lam Phương thường hay viết. Một ca khúc mang dáng dấp nhạc hàn lâm ngoại quốc, là bài duy nhất mà Lam Phương viết cả lời Pháp lẫn lời Việt. Bài hát được nhiều nữ danh ca trình bày trong gần 40 năm qua, được nhiều người yêu thích, nhưng ít người biết hoàn cảnh xuất xứ của bài hát.

Nữ danh ca Bạch Yến kể, khi nhạc sĩ Lam Phương hoàn thành xong tác phẩm này, ông đến gặp Bạch Yến và nói rằng ông sáng tác Cho Em Quên Tuổi Ngọc là dành riêng cho giọng ca Bạch Yến. Tuy nhiên ông chỉ sáng tác bài này cho Bạch Yến hát thôi, còn nội dung về người con gái trong bài hát là viết về người khác.

Vào những năm 1980, Lam Phương ở Pháp, có một người bạn rất yêu văn nghệ, đang thực hiện 1 cuốn phim, và nhờ Lam Phương viết nhạc cho cuốn phim đó. Nội dung cuốn phim nói về cuộc đời phản chιến của 1 cựu nữ sinh viên đầu thập niên 1970. Sau này khi ra nước ngoài, cô gái nhớ lại những việc làm của mình, hối hận về những hành động bộc phát khi xưa đã vô tình gây những hậu quả to lớn cho quê hương:

Cho em trao một lời cuối ăn năn quê hương tội tình…

Cô rất ân hận và tìm đến men cay để quên đi sự việc đã qua:

Hơi men nào cũng chẳng đủ say
Thêm cho đầy giấc mộng chua cay
Có nhớ phút giây lầm lỡ
Uống cho thật say
Uống quên ngày mai…

Cô sinh viên năm xưa cũng nguyện rằng mong muốn sau này, “khi hoa tàn úa xanh xao phong ba dập vùi”, sẽ được trở về Việt Nam sống, rồi chọn cái chết trên quê hương để chuộc lại lỗi lầm:

Em xin nằm xuống mang theo con tim ngậm ngùi
Giấc mơ nhỏ nhoi đưa em vào cõi thiên thu yêu thương đời đời…

Rồi đất mẹ bao la nhân từ cũng sẽ tha thứ cho những người con lầm lạc, ôm lấy họ trong niềm “yêu thương đời đời…

Câu chuyện này được chính nhạc sĩ Lam Phương kể lại trong một chương trình nhạc. Ông cũng cho biết phần lời Pháp của bài này, ông viết một nội dung hoàn toàn khác, về một chuyện tình đau thương và cay đắng.

Bài hát viết về một người con gái, và chỉ dành cho giọng nữ hát, nên chưa thấy có nam ca sĩ nào hát bài này. Các danh ca Bạch Yến, Ngọc Lan, Khánh Hà, Ý Lan, Trần Thu Hà… đều trình bày bài hát này rất hay và cảm xúc.

Ở trong nước, bài hát được cấp phép lưu hành vào khoảng 2013, Thu Minh là ca sĩ đầu tiên trong nước hát bài này.

Cho Em Quên Tuổi Ngọc có lẽ là một trong số ít bài hát mà nhạc sĩ Lam Phương sáng tác theo “đơn đặt hàng”. Tuy nhiên theo như Lam Phương tâm sự, ông đã viết bài này với trọn con tim và tâm hồn, đặt rất nhiều cảm xúc của mình vào, nên bài hát được khán giả đón nhận nồng nhiệt, rất được yêu thích, trở thành 1 trong những bài hát hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Đại Nam 3 lần đánh bại Xiêm La như thế nào?

Nếu Đại Việt dưới thời nhà Trần có 3 lần đánh Nguyên toàn thắng gây tiếng vang khắp thế giới, thì Đại Nam dưới thời nhà Nguyễn cũng có 3...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Những cánh thiệp Xuân của ngày xưa

Mùa xuân luôn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả loài người,mùa xuân với sắc trời trong xanh, lung linh những áng mây trời bâng khuâng mơ...

Văn hóa Hà Nội xưa qua ảnh

Từ hơn 100 năm trước, các nhiếp ảnh gia thế giới đã nhìn thấy “những lớp văn hóa chồng lên nhau” trên 36 phố phường Hà Nội. Hà Nội nay...

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.” Vài câu...

Tội phạm ấu dâm xưa bị xử như thế nào?

Gần đây, dư luận không khỏi bức xúc trước những vụ hiếp dâm đi đến giết người và nạn xâm hại tình dục trẻ nhỏ (ngày nay gọi là nạn...

Bí quyết kết giao trong xã hội hỗn loạn

Việc kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn đời, hay bạn hàng, đối tác làm ăn là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì những người ấy đều có ảnh hưởng...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Ngôn ngữ Sài Gòn: những từ vay mượn từ tiếng Pháp

Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế,...

Exit mobile version