Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đạo lý “soi gương” của người quân tử thời xưa

Trong cuốn “Cựu Đường Thư”, phần Ngụy Trưng Truyện có chép câu nói của Đường Thái Tông như thế này: “Dùng đồng làm gương, có thể chỉnh trang mũ áo; dùng tích xưa làm gương, có thể biết thịnh suy; dùng người làm gương, có thể tỏ được mất. Trẫm dùng ba gương báu này để ngừa sai sót của bản thân. Nay Ngụy Trưng (quan can gián nổi tiếng thời Đường) lìa đời, trẫm mất đi một tấm gương.” Người quân tử lấy những thứ có thể phản chiếu ra sai sót của mình làm gương soi, từ đó mà tu dưỡng đức hạnh.

Trong “Tả truyện” viết: “Con người không ai là không có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa thì chẳng gì tốt đẹp bằng”. Có lỗi mà không muốn sửa thì chính là phạm thêm một tầng sai lầm trầm trọng nữa, đúng như lời Khổng Tử nói: “Đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.”

Người có đạo đức cao thượng, có đức hạnh, sẽ không đàm luận thị phi về người khác, không quá khắt khe với người khác, mà thường tìm những khuyết điểm ở bản thân. Người chỉ luôn nhìn vào khuyết điểm của người khác thì sẽ không thể có khả năng suy xét và tu dưỡng chính mình. Bởi vậy cổ ngữ có câu: “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, thường xuyên tìm những khoảng thời gian tĩnh lặng suy xét lại chính mình, từ đó nhận ra và sửa chữa sai lầm, giúp bản thân tiến bộ hơn, còn đàm luận về sai sót của người khác thì tốt nhất là nên cố gắng tránh.

Chuyện kể rằng Liệt Tinh Tử Cao là một vị hiền giả thời Chiến Quốc, nhờ tài hoa xuất chúng nên được Tề Mẫn Vương đặc biệt coi trọng, hầu như đều nghe theo chủ kiến. Một hôm, Liệt Tinh Tử Cao hứng chí, bèn khoác lên mình bộ y phục bằng lụa, đội mũ lụa trắng, chân đi một đôi giày đầu cao, hào hứng hỏi người hầu: “Ta ăn vận thế nào?” Người hầu đáp: “Ngài quả thực vừa anh tuấn lại có khí phách.”

Liệt Tinh Tử Cao vui vẻ bước tới bên giếng nước soi mình. Vừa liếc nhìn bóng ảnh trong làn nước, ông thấy mình căn bản chỉ là một người xấu xí, không anh tuấn, cũng chẳng có khí phách gì. Ông thở dài mà rằng: “Người hầu cố ý lấy lòng ta. Vậy thì với những vị vua đứng đầu một nước, tình trạng nịnh hót còn nghiêm trọng đến mức nào. Bậc quân vương không có được một tấm gương soi tình trạng chân thực của mình thì ngày vong quốc chẳng còn xa nữa. Gương chỉ có thể phản chiếu hình ảnh bản thân, công lao nhỏ. Bậc hiền sĩ có thể nhìn rõ khiếm khuyết của mình, công trạng lớn. Chỉ đắc được thứ nhỏ mà mất đi cái lớn, thì thật là vô tri.”

Mọi người đều nói muốn hiểu rõ bản thân, nhưng lại ghét những người chỉ ra thiếu sót của mình. Như thế thì người ta sẽ khó mà nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, dẫu phạm sai lầm cũng không biết. Kỳ thực mọi mối quan hệ đều là một tấm gương soi, thông qua chúng, bạn có thể thật sự hiểu được chính mình. Bởi lẽ những gì chúng ta nhìn thấy ở người khác thật ra chính là bản thân chúng ta.

Nếu bạn cảm thấy người khác kiêu căng ngạo mạn, rất có thể là bạn đang đố kỵ. Nếu bị chọc ghẹo, có lẽ bởi bạn đang muốn khoe khoang sắc đẹp của mình. Nếu bạn cảm thấy người bạn đời mất đi tình yêu thương, có thể do bạn đã không còn nhiệt tâm với họ nữa…

Một người không biết tự kiểm điểm, nhìn nhận lại bản thân, rất nhiều khi cũng sẽ vô tình làm tổn thương người khác. Khi nhận được lời khuyên từ người khác, dù lời khuyên đó đúng hay sai trên logic bề mặt, thì không nên lập tức công kích hay đáp trả. Hãy bắt đầu bằng việc tự hỏi bản thân. Nếu bạn sai, thì nên sửa. Nếu bạn thật sự cảm thấy rằng mình “không hề sai”, thì đây là một thử thách về lòng bao dung cho bạn.

Khi nội tâm an hòa, chúng ta sẽ dừng việc phê phán người khác và những suy nghĩ bất bình về họ. Một người thật sự lương thiện, dù bạn đối xử với họ ra sao, những gì họ bộc lộ sẽ chỉ là ôn hòa, thiện lương, bởi vì họ chính là kiểu người như vậy.

Gương có thể phản chiếu ra hình ảnh của vật thể phía trước, nhưng nếu mặt gương bị phủ một lớp bụi thì hình ảnh phản chiếu ra sẽ bị mờ nhạt và không được rõ ràng. Tâm của con người cũng như mặt gương soi vậy, tâm người quân tử sáng tỏ, nhìn núi ra núi, nhìn sông ra sông. Nếu tâm của một người đã bị che lấp bởi lớp bụi danh lợi tình nơi trần thế sẽ khó có thể nhìn mọi sự được minh bạch. Đây chính là đạo lý soi gương của người quân tử thời xưa.

Theo Sound Of Hope
Thiên Cầm

Nước mắm ngon dầm con cá liệt

Nước mắm và mắm là những món ăn đặc biệt của Đại Tộc Việt, của Lạc Việt sông nước có một nền văn minh và văn hóa sông nước: Trồng...

Ý nghĩa đích thực của bánh Chưng, bánh Dày

Chúng ta thường nghe nói về sự tích bánh chưng bánh dầy dựa theo Lĩnh Nam chích quái. Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn...

Nhà là gì?

Nhà là nơi để con người cư ngụ, một người có thể đổi nhiều nhà, nhưng những thành viên ở cùng chúng ta thì không bao giờ thay thế được....

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ có hàm nghĩa chân chính là gì?

Nói đến “nam tôn nữ ti”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì...

Nhận diện chân tướng các vị Tổ của người Việt cổ

NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG ÔNG BÀN CỔ Trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Hùng Vương và Nhận Diện Chân Tướng Vua Thần Nông chúng tôi đã nói tới ông...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Mùa hè bình yên đang về trên Hà Nội

Ai đó cứ hay chê, mùa hè Hà Nội nóng nực hơn Sài Gòn. Hà Nội vừa bức bí, lại oi và nắng, cả ngày khó chịu chẳng thấy gió...

Chuyện cảm động về vua Lê Hiến Tông và bát canh của thầy

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép...

Exit mobile version