Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đức tin giữa Phật,Tam giáo và Công giáo

Nói một chút về đức tin giữa Phật,Tam giáo và Công giáo

Một bạn đạo Phật,má bạn hay đi Châu Đốc có xin những bao “lộc” của bà Chúa Xứ về nhà.Bạn thắc mắc,coi lịch sử thì tượng bà Chúa Xứ Châu Đốc gốc là Hindu giáo,vậy bạn giữ “lộc” bà trong nhà có được ko?

Sao lại ko được,được hết

Vấn đề này nó cũng vui vui.Nghe ra thì biết có một bạn lấy giáo lý Công Giáo giải thích cho bên Phật nè

Bà Chúa Xứ Châu Đốc ,tượng bà được tạc vào thế kỷ VI là tượng thần Vishnu của Phù Nam theo hình thức Ấn Độ,tượng Bà là một pho tượng đá một người đàn ông trong tư thế ngồi

Châu Đốc xưa là xứ biên cương Vĩnh Thông,tâm linh thờ bà xuất phát từ dân gian có kiêng có lành.Mà bà thiêng thật ,thành ra vợ chồng Thoại Ngọc Hầu đã xây miếu thờ .Miếu Bà chúa Xứ thành hình sau năm 1824,ngày nay có hơn hai triệu người Nam Kỳ cúng bái,hành hương hàng năm

Miếu bà Chúa Xứ , Châu Đốc ( Ảnh : iViVu)

Ông bà ta xưa quan niệm ở Nam Kỳ có hai nơi cực kỳ linh thiêng vì có núi,Bà Đen Tây Ninh cai quản xứ Miền Đông,bà Chúa Xứ cai quản miệt Hậu Giang

Thần Thánh linh thiêng hay không là do con người,là đức tin .Người Việt mình đã “Việt tịch” cho nhiều thần ngoại quốc,thí dụ bà Ponagar Nha Trang ,rồi Bà Đen,Bà Chúa Xứ .Việt tộc tin và thờ cúng,họ đã thành thần Việt rồi .

Núi Bà Đen, Tây Ninh

Mà nói chi xa,nếu nhìn nguồn gốc,vậy chớ Đức Phật,Chúa Jesus ,Lão Tử có phải người Việt ta đâu?

Bà Ponagar Nha Trang rồi Bà Đen,Bà Chúa Xứ là những vị thần dân gian,trong tín ngưỡng dân gian.Thần dân gian tức là thần Tam giáo đó

Nói theo nguyên tắc đó ko phải là Phật ,nhưng tại nơi thờ tự của họ ta thấy nhiều áo tràng của Phật .Tại nhiều chùa có thờ ba vị thần này ,phối tự trong chánh điện chung với Phật

Tại vì Phật của Việt Nam ,tức Phật Bắc Tông từ Tàu là Phật của “Tam giáo” rồi

Tam giáo là gì?

Sau khi Phật Thích Ca nhập nát bàn (qua đời) thì các đệ tử bắt đầu xiển dương truyền giáo ra ngoài.

Phật giáo từ Ấn Độ chia làm 2 nhánh lớn. Một hướng về Nam, tức là Nam Tông. Một hướng về Bắc, qua Tàu tức là Bắc Tông ngày nay.

Ta gọi đó là 佛教 Phật giáo

Tuy nhiên,tại Tàu khi đó trào đình đã vững ,bổn địa Tàu đã có Lão giáo tức là 道教 Đạo giáo thờ Trời và Tiên .Trào đình lại theo thuyết cai trị của Khổng Tử (Khổng giáo孔教)gọi là 儒教 Nho giáo

儒教 Nho giáo là một hệ thống thuyết cai trị,làm người,đề cao chữ “nhơn” ,nó không phải là một tôn giáo,教 giáo này là dạy dỗ, truyền thụ chứ không phải tôn giáo, đạo

« Chánh giả, chánh dã, tử suất dĩ chánh, thục cảm bất chánh » (Chánh trị là làm mọi việc cho ngay thẳng, ông lấy ngay thẳng mà khiến người, thì ai dám không ngay thẳng ?)

Phật giáo vô đất Tàu,muốn tồn tại thì phải làm vừa lòng trào đình Nho giáo,hòa nhập với Lão giáo .Thành ra Bắc tông là Phật giáo đã có Tam giáo trong đó rồi

Nếu bạn là một Phật tử ở một chùa Lâm Tế tông thì bạn có thể đi miếu Bà Chúa Xứ lạy cầu,có thể đi Tắc Sậy lạy cha Trương Bửu Diệp,có thể đi nhà thờ lạy Chúa Jesus ,đi Thánh địa Mecca lạy thánh Ala,ra chợ Bến Thành lạy bà Ấn Độ

Nói chung vui đâu là đi đó

Bạn có thể giữ tượng các tôn giáo khác trong nhà ,bạn hứng bạn thờ luôn cũng chẳng sao

Đơn giản vì Phật không có cấm bạn làm những điều đó

Phật giáo Thiền tông đòi hỏi mọi người “ngô”,tự tâm,tâm có Phật thì có Phật ,thấy có là có,thấy không là không

Bạn bỏ chùa cả chục năm,vui bạn đi chùa lại cũng không ai trách móc hay bắt bẻ gì bạn.Thích thì đi,buồn nằm ở nhà

Cái Tam giáo nó sâu rộng trong lòng Nam Kỳ lục tỉnh ,đó là sự hòa đồng hết thảy

Chúng ta tìm trong kinh sách không thấy Đức Phật “cấm”cái gì liên quan tới thần thánh khác,tất cả chỉ là tự răn bản thân

Thí dụ “14 điều răn của Phật” “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” thực ra cũng ko phải của Phật,đây là của chùa Thiếu Lâm

Thành ra nhìn quanh quẩn,thấy rằng Phật giáo ít đòi hỏi nghĩa vụ gì ở tín đồ của mình , hướng chúng sanh tự ngộ,tự giải thoát bản thân mình .

“Tương truyền” Albert Einstein đã nói (câu này chưa rõ nguồn ,có người nói Albert Einstein chưa từng nói,đọc cho biết thôi) :

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.

Tuy nhiên Phật giáo ngày nay phát sanh ra những lễ nghi và ràng buộc rườm rà

Bây giờ ta nói về Công Giáo

Một bạn Công Giáo chắc chắn sẽ không bao giờ dám giữ những bao “lộc” của Bà Chúa Xứ trong nhà rồi

Vì giáo luật Công Giáo có mười điều răn

Điều răn nhứt: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự (You shall not have other gods besides me)

Hiểu là ,tín đồ chỉ tôn thờ Chúa .Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa .Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt…

Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn

Người Công Giáo không thờ ai ngoài Chúa.

Hồi xưa Công Giáo VN từng coi thờ tổ tiên cũng là không được thờ. Các giáo sĩ dòng Tên không lên án những lễ nghi thờ tự Khổng Tử và tổ tiên, trong khi các giáo sĩ dòng Đa Minh và hội Thừa sai Paris tại Việt Nam lại ủng hộ Tòa thánh và mạnh mẽ chống đối những lễ nghi mà họ cho là lạc giáo

Bỡi thế Đồ Chiểu mới lên án là :” Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn”, “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”

Tuy nhiên ngày nay Công Giáo đã thay đổi,họ đánh một cái vòng trượt đi chút đỉnh giáo lý cho thích ứng với dân Việt Nam và Tàu

Việc bái lạy tổ tiên được Ủy Ban Giám Mục về Truyền bá Phúc Âm chấp thuận năm 1972 , cuối năm 1974 được thi hành. thông cáo của các Đức Giám Mục Việt Nam ban hành tại Nha Trang ngày 14-11-1974: “Việc đốt nhang hương, đèn nến, trên bàn thờ gia tiên, và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ những thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.”

Tức là không gọi là ‘thờ phượng”,Công Giáo gọi là tôn kính

Thành ra trong nhà thờ,người CG thờ phương Chúa Jesus và ‘tôn kính’ mẹ Maria,các Thánh,về nhà ‘tôn kính” tổ tiên trên bàn thờ

Tạm gọi chữ “Tôn kính” là chữ hài hòa,uyển chuyển,trung dung đi,nó như chơi chữ vậy,không làm khó Vatican ,cũng tạm làm cho những người sùng tổ tiên thấy cũng tạm hài lòng

Mà nhờ chữ ‘Tôn kính’ này mà ngươi CG đã ‘Việt Nam” hơn với cộng đồng .Thí dụ đi đám ma không cùng đạo,nhưng vẫn đốt nhang ‘tôn kính” người chết ,vô chùa cắm nhang trước tượng Đức Phật và cúi đầu chào như cúi chào 1 bậc vĩ nhơn thì có gì mà mang tội với Đức Chúa,Giáo Hội đâu nè , có phải là thờ lạy gì đâu.

Công Giáo không dạy hay khuyến khích giáo dân mang đồ ăn, đồ uống cúng trên bàn thờ người quá cố trong những ngày giỗ tết.Nhưng tui thấy nhiều người CG vẫn làm hai ba món khi “giỗ”thì cũng không ai trừng phạt hết

Vẫn chưng hoa quả, trái cây trên bàn thờ ,đó là ‘tôn kính” ,kính nhớ người quá cố kia mà.

Trở lại câu chuyện

Bạn đạo Phật có thể giữ bùa,giữ lộc của Bà Đen,Bà Chúa Xứ trong người,nhưng bảo đảm bạn CG không dám giữ những thứ đó vì như vậy sẽ bị lạc giáo .

Nguyễn Gia Việt

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Thế nào là anh hùng hào kiệt?

Những bậc anh hùng, quân tử của đời xưa không vì khác biệt về lý tưởng hay chế độ phục vụ mà đối đãi với nhau như kẻ thù không...

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài...

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời

Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để...

Bất học lễ, vô dĩ lập

Lễ là chuẩn mực của xã hội, là cái gốc của việc con người hành đạo “nhân” (nhân từ). Cổ nhân dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói một người mà...

Tư dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

Tâm điểm của tư dinh Tổng thống Thiệu là khu vườn nhỏ được bài trí tinh tế với hồ cá và hòn giả sơn, nằm trong không gian tràn ngập...

Hà Nội những năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 2/Kết)

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Exit mobile version