Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất định phải giữ lời hứa son sắt, chung thuỷ suốt đời, không bao giờ từ bỏ. Bất kể người đó trở nên giàu có hay nghèo khó, hoặc những biến cố trong gia đình, hay điều kiện vật chất của họ đã thay đổi, họ vẫn phải giữ lời hứa của mình.

Lưu Đình Thức chính là một người như vậy. Ông là một người đàn ông đức độ, chân thành, giàu tình cảm và là người chồng nhất mực thuỷ chung.

Vào thời Bắc Tống, có một người tên là Lưu Đình Thức, người Tề Châu. Ông tính tình ngay thẳng, quảng giao và rất trọng lời hứa. Khi còn trẻ, ông được mai mối để kết hôn với một người con gái cùng quê. Ông dự tính sẽ tặng quà cưới, đợi vài năm nữa sẽ thành hôn và nên nghĩa vợ chồng trăm năm.

Sau đó, Lưu Đình Thức dành được bảng vàng trong kỳ thi. Nhưng đúng lúc này thì hôn thê của ông, vì bệnh tật đã mù cả hai mắt, mọi phương pháp điều trị đều không có kết quả. Gia đình cô gái làm nông, nhà rất nghèo và không có thế lực, làm sao dám nhắc đến chuyện cưới xin của con mình nữa. Cô gái thường rửa mặt trong nước mắt, than thở cho số phận đáng thương của mình. Cô lo lắng rằng, người chồng chưa cưới sẽ thay lòng đổi dạ và từ chối cuộc hôn nhân này.

Tất nhiên, tin tức về bệnh tật của vị hôn thê cũng đến tai Lưu Đình Thức. Có người khuyên ông không nên lấy cô gái nông dân mù, kẻo lỡ vận cả đời và hủy hoại hạnh phúc của mình. Lưu Đình Thức chỉ cười và nói: “Trong thâm tâm, tôi đã được hứa hôn với cô ấy. Dù cô ấy bị mù, nhưng điều đó sao có thể thay đổi lời hứa của tôi được”.

Câu chuyện này đã được lưu truyền như một lời giáo huấn của người xưa, và Lưu Đình Thức được xem là ví dụ điển hình của người đàn ông giữ chữ tín và son sắt trong hôn nhân.

Người xưa coi khế ước hôn nhân quan trọng như huyết thống, là cách kết giao giữa các nước để tạo liên minh bang giao. Bản thân sự cam kết đã chứa đựng sự vĩnh hằng, nên được gọi là “lời thề non hẹn biển có nhau”. Người nào vi phạm lời thề sẽ bị Thần trừng phạt.

Lúc tử sinh hay khi cách biệt
Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi
Cầm tay nàng hẹn mấy lời:
“Sống bên nhau mãi đến hồi già nua”

(Kinh Thi)

Khi đã nên duyên vợ chồng, chỉ có cái chết mới có thể chia lìa được chúng ta. Vợ chồng chính là nắm tay nhau đi tới “đầu bạc răng long”.

Nam nữ khi đã kết hôn thì phải nguyện gắn bó với nhau, giữ gìn chung thuỷ, không bao giờ rời bỏ nhau, dù có xảy ra tai họa, nghèo đói hay bệnh tật.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục, người dân chịu sự đầu độc của chủ nghĩa vô Thần suốt 100 năm nay, quan điểm chính thường trong hôn nhân đã bị xã hội phá bỏ hoàn toàn. Những cuộc hôn nhân chớp nhoáng, sống thử trước hôn nhân, tình một đêm, cặp kè tình nhân… không gì không xảy ra. Họ coi hôn nhân như trò trẻ con, muốn làm gì thì làm, không cần đắn đo cân nhắc. Hơn nữa, phản bội và ngoại tình, ghen tuông rồi giết người có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Họ làm tất cả những gì họ muốn dù điều đó trái với đạo đức và lương tâm. Vì vậy, hôn nhân của nhiều gia đình bị đổ vỡ.

Nếu cứ tiếp tục như vậy thì không thể có hôn nhân hòa thuận hạnh phúc, chứ chưa nói đến sự hưng thịnh của gia đình, dòng tộc. Chỉ có cách xóa bỏ những tuyên truyền dối trá của chủ nghĩa vô Thần, tránh xa chất độc của các nội dung khiêu dâm, không phóng túng dục vọng, chúng ta mới có thể lấy lại trạng thái hôn nhân đúng đắn trong xã hội. Đồng thời, tôn trọng triết lý hôn nhân của người xưa. Có như vậy, kết hôn mới có thể thực sự mang lại hạnh phúc gia đình và sự hưng thịnh cho xã hội.

Theo The Epoch Times

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của...

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi...

Minh oan cho Petrus Ký về câu “Ở với họ mà không theo họ”

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày...

Các đời thái hậu góp phần khiến nhà Lý sụp đổ

Nhà Lý bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào cuối năm 1009, hiệu là Lý Thái Tổ. Năm 1010 Vua dời đô về thành Đại La...

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Kỳ thú phong thủy trong kiến trúc lăng tẩm của vua nhà Nguyễn ở Huế

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi Huế là xứ sở của “Lăng miếu trùng vây”. Có thể nói, ngoài bề dày lịch sử của đất thần kinh, “Văn hóa...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Trò giải trí

1. Sáng thứ bảy hôm đó, Thế Minh thức dậy sớm hơn những ngày đi làm. Hắn nằm yên một lúc, vài ý nghĩ vụn vặt chập chờn trong đầu,...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Exit mobile version