Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hiếu thảo là gì?

Cha mẹ là người cho bạn sinh mệnh, bao dung bạn, yêu bạn mà không cần bất kỳ điều kiện nào, vì bạn mà lo lắng một đời, và luôn nguyện ý làm tất cả vì bạn. Bởi vậy, hiếu cha kính mẹ không chỉ là phẩm hạnh cần có của mỗi người, mà còn là đạo lý vĩnh hằng của Đất Trời. 

Có người cho rằng, hiếu thảo đơn giản là luôn luôn làm vui lòng cha mẹ – nhưng đây lại là điều không phải ai cũng làm được.

Nếu bạn may mắn vẫn còn cha còn mẹ, vậy thì đừng quên khắc dạ ghi tâm một chữ “Hiếu” trong lòng. Người ta thường nói, gặp khó nạn thì than trời than đất, khi đau đớn thì gọi mẹ gọi cha. Vì thế ca dao mới có câu rằng: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Mẹ nhọc nhằn chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau, rồi cũng đến ngày chúng ta đến thế giới này. Cha mẹ đã cho ta sự sống, cho ta cất tiếng khóc đầu đời, dắt ta qua những bước chập chững đầu tiên, để ta có được nụ cười, rồi lại dạy ta bập bẹ từng từ từng câu. Đây cũng chính là điều mà bao nhiêu năm qua cha mẹ vẫn hạnh phúc kể lại cho chúng ta.

Cha mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn, cho chúng ta ăn học thành người, âm thầm dõi theo công việc, chuyện kết hôn, chuyện nuôi con v.v. Cho đến trọn cuộc đời, chúng ta vẫn luôn ở trong trái tim của cha mẹ.

Nhưng khi còn trẻ, bạn có biết chúng ta thường nói câu gì với cha mẹ mình không? Đó chính là: “Cha mẹ không hiểu con chút nào cả!”

Trên thực tế, có bao giờ bạn nghĩ mình đã hiểu tấm lòng của mẹ cha?

Khi công việc không thuận lợi, một số người rất dễ cáu kỉnh, ở nhà luôn luôn giận dữ, thậm chí còn quát tháo cha mẹ. Nhưng hãy đặt câu hỏi ngược lại xem, chúng ta lo cho cha mẹ có cơm ăn áo mặc, sắp xếp cho cha mẹ đi du lịch đó đây, cho cha mẹ đến bệnh viện tốt nhất để chữa bệnh, vậy đã tính là hiếu thảo chưa?

Nhiều người nghĩ rằng họ đối xử rất tốt với cha mẹ, như vậy cũng có thể tự hào là người con hiếu thảo. Giống như “Lễ kí – tế nghĩa” có viết: “Người con hiếu thảo là người biết yêu thương sâu sắc, người biết yêu thương thường biết giữ hòa khí, là một người biết giữ hòa khí thì nội tâm, sắc mặt đều tốt, và lời nói ra rất điềm đạm nhu mì.”

Vậy, nếu không thể dùng sắc mặt ôn hòa để đối đãi với cha mẹ, thì những việc bạn cho là hiếu thảo đó có bao nhiêu phần trăm là xuất phát từ nội tâm?

Trong “Tử du vấn hiếu” Khổng tử có nói: “Ngày nay, người ta gọi người nuôi được bố mẹ là có hiếu. Phận làm con chỉ “nuôi” mà bất kính với cha mẹ thì không thể gọi là có hiếu”.

Điều này có thể hiểu là: Ngày nay, nhiều người cho rằng hiếu thảo là chăm nuôi cha mẹ, nhưng nếu bạn không tôn trọng cha mẹ, vậy thì chăm nuôi cha mẹ và chăm nuôi gà ngựa có gì là khác nhau?

Vì vậy, một người có hiếu và bất hiếu, thì qua từng lời nói cử chỉ đều có thể nhận ra. Còn những người luôn luôn cáu gắt với cha mẹ, không có biểu hiện điềm đạm ôn hòa, sắc mặt cau có thì chính là tự mình “bẻ gãy chữ hiếu” rồi.

Điềm đạm ôn hòa cũng là xuất từ nội tâm, ngay cả sắc mặt cũng không thể tươi tỉnh với cha mẹ, thì ai dám tin bạn là người biết phấn đấu và có lề lối trong sự nghiệp?

Mỗi khi vấp phải chuyện đại sự đều có thể giữ tâm an hòa bình tĩnh, chính là từ cách đối xử hiếu thuận với cha mẹ mà tu xuất ra.

Hơn nữa, “hiếu” thực sự là phải chân thành, không phải chỉ là bề ngoài. Lòng hiếu thuận của bạn lớn nhường nào, thì thể hiện ra bên ngoài cũng lớn nhường đó, tất cả những điều trong lòng đều sẽ phản ánh lên sắc mặt của bạn.

Mỗi ngày về đến nhà, bạn nên mỉm cười với cha mẹ. Điều cha mẹ hạnh phúc và yên tâm nhất là nhìn thấy con cái luôn tươi cười.

Thiếu Kỳ / ĐKN

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Những góc phố Hà Nội qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương

Hà Nội hiện lên trong những bức tranh hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay...

Âm nhạc tới từ đâu? – Nguồn gốc thực sự của âm nhạc

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục cuộc tranh luận kéo dài hàng trăm năm về nguồn gốc thực sự của âm nhạc. Dù đang ở bất cứ đâu,...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Cà phê cho giới bình dân...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Nói Lái – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Cổ Truyền

Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt. Ngay từ trong truyện dân gian, có có câu chuyện liên quan đến nói lái. Bạn có...

Những Loại Thịt Bò Nào Trong Bát Phở?

Anh hỏi thì em xin thưa: đó là thịt…!! Một chút thơ làm duyên khởi Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi...

Bài học giáo huấn về đối nhân xử thế của Khổng Tử

Những cống hiến và vai trò của Nho gia trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng to lớn. Đặc biệt, văn hóa Nho gia còn được xem là ngọn nguồn...

Giáo dục tư nhân trước 1975 qua bản quy chế tư thục

Về quan điểm chính thống nhà nước đối với Tư thục, năm 1968, ông nguyên Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Thơ đã từng phát biểu tại trường tư (Công...

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa...

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Exit mobile version