Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra từ này chỉ toàn bộ số người trong nước, chứ không phải theo đúng nghĩa đen là 100 như sách Bách gia tính của người Trung Quốc lưu hành. Về sau, ở Trung Quốc, vào các thời Tống, Minh và Thanh lại xuất hiện thêm sách Thiên gia tính (ngàn họ) nữa.

Về họ của người Việt (Kinh), có tài liệu thống kê là ban đầu, người Kinh có 86 họ gồm : An, Bạch, Bồ, Bùi, Ca, Cao, Cố, Cù, Châu, Chu, Diệp, Doãn, Dương, Ðái, Ðàm, Ðào, Ðặng, Ðậu, Ðinh, Ðoàn, Ðổ, Ðồng, Giang, Giáp, Hà, Hạ, Hàn, Hoàng (Huỳnh), Hồ, Hứa, Kiều, Kim, Kha, Khổng, Khuất, Khúc. Khương, La, Lã (Lữ), Lại, Lâm, Lê, Lều, Liễu, Lục, Lương, Lưu, Lý, Mã, Mạc, Mai, Mạnh, Nghiêm, Ngô, Ngụy, Nguyễn, , Nhử, Ninh, Ong, Phạm, Phan, Phỉ, Phó,Phùng, Quách, Quan, Tạ, Tăng, Tô, Tôn, Tống, Từ, Tưởng, Thái, Thành, Thẩm, Thân, Trần, Triệu, Trinh, Trương, Ung, Văn, Vũ, Vương Vưu.
Về sau, có thêm các họ u, Bá, Bì, Bông, Cam, Diệu, Dư, Ðịch, Ðiềm, Ðiều, Ðường, Hán, Hầu, Vu, vì thế tính chung có trên một trăm họ. Tuy nhiên, cuộc điều tra đến nay vẫn chưa kết thúc vì sự chính xác, chẳng hạn hai họ Tôn Thất và Tôn Nữ không phải là họ, mà thực tế đó chỉ là hai danh xưng của những người có liên hệ với dòng tộc của Vương triều nhà Nguyễn mà thôi. Ngoài ra trong “bách tính”, còn có nhiều họ của người Minh Hương hay Việt gốc Hoa lẫn lộn và cả họ của đồng bào dân tộc ít người nữa. Tuy nhiên, nhìn chung, họ của người Việt (Kinh) khoảng trên dưới 100, nên có thể từ đó người xưa mới gọi là bá tánh là 100 họ.

Về họ của đồng bào dân tộc ít người cũng khá rắc rối, nhất là đối với các dân tộc ở Cao nguyên Trung Phần. Theo sử liệu thì vua Minh Mạng (1820-1840) đã ban cho người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long bốn họ là: Sơn, Thạch, Lâm, Danh. Riêng người Chăm ở Thuận Trấn thì khi chúa Nguyễn Ánh từ Gia Ðịnh ra chiếm lại miền đất này của Tây Sơn do Phiên vương Nguyễn Văn Tá giao nạp, cũng đã ban họ Nguyễn cho các vị thân vương Chiêm Thành.

Theo sách Minh Mệnh chính yếu, năm 1827 vua Minh Mạng ban dụ: “Thổ ty ở vùng Cam Lộ vẫn theo tập quán chưa có họ minh bạch như người Kinh. Do trên phải chỉnh đốn lại phong hóa để không phân biệt nòi giống và ai cũng cần phải có họ, chứ không như trước chỉ mang một cái tên mà thôi.”

Ngoài ra, vào năm 1834, nhà vua còn đặc tứ ban họ cho những quan chức Chân Lạp (lúc đó đã trở thành Trấn Tây Thành của Ðại Việt), cũng như ban họ cho hai vua Thủy Xá và Hỏa Xá đang cai quản Cao Nguyên Trung Phần. Tình trạng nhập nhằng tên họ trong các cộng đồng người thiểu số Việt Nam, kể cả người Chăm và Khmer chứng tỏ do tập quán đặt tên không đặt họ và sự tách biệt giữa các dòng họ bộ tộc, hoàn toàn khác hẳn với phong tục tập quán của người Việt (Kinh) mà họ đã cùng nhau sinh sống sau này.

Đối với người Việt (Kinh), sử cũ ghi lại đã có những cuộc bắt buộc phải đổi họ của nhiều họ tộc. Ðầu tiên là họ Lý đổi thành họ Nguyễn. Bắt đầu từ tháng 12 năm Ất Dậu (1226), Trần Thủ Ðộ cướp ngôi nhà Lý qua việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên làm vua, tức vua Trần Thái Tông (1226-1258). Ðể tránh hậu hoạ, Trần Thủ Ðộ đã ép và giết Lý Huệ Tông lúc đó đã xuất gia là Huệ Quang thiền sư, đồng thời đem hết công chúa của nhà Lý gả bán cho các tù trưởng Mường Mán miền biên giới Việt -Hoa- Lào. Rồi vin vào lý do tổ nhà Trần tên là Lý, nên bắt buộc người trong nước có họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn. Tàn nhẫn hơn, vào năm Nhâm Thìn (1232), Trần Thủ Ðộ đã nhân dịp con cháu tôn thất nhà Lý tụ tập về tổ đường tại thôn Thái Ðường, Hoa Lâm, Bắc Ninh cúng kiếng để âm mưu ám hại.

Từ đó họ Lý mai danh ẩn tích, thay tên đổi họ, trong số đó có hoàng tử Lý Long Tường, con thứ 2 của vua Lý Anh Tôn (1138-1175), năm 1226 cùng thủ hạ dùng thuyền trốn thoát được sang Triều Tiên.

Gần 200 năm sau, năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ (1400), vì có mối quan hệ với nhà Trần từ trước nên Hồ Quý Ly vẫn giữ nguyên dòng họ đó. Khi Lê Lợi lên ngôi, tức Lê Thái Tổ (1428-1433), lập nên nhà Hậu Lê thì vào năm 1435, dưới thời vua Lê Thái Tôn (1434-1442), nhân dịp truy tôn mẹ ruột là Phạm Thị Ngọc Trần lên làm Cung Trần Quốc thái mẫu, theo chân Trần Thủ Ðộ ngày trước, vua Lê Thái Tôn đã dùng sách lược ban Quốc tính để diệt trừ hoàng tộc nhà Trần: tất cả những người họ Trần phải đổi thành họ Trịnh để tránh phạm húy. Lệnh này được thi hành quyết liệt dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1460-1497). Từ đó về sau, người họ Trần trở nên ít hẳn, cho tới thời vua Lê – Chúa Trịnh và về sau, mới có một vài quan lại họ Trần được nhắc tới.

Một sự kiện lịch sử khác cũng đã làm thay đổi họ của một dòng tộc. Đó là con cháu họ Mạc (miền Bắc) đã buộc đổi thành nhiều họ khác. Nguyên do là vì Mạc Đăng Dung (1527-1530) cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc, truyền từ Mạc Ðăng Dung tới Mạc Hậu Hợp được năm đời vua, trị vì 65 năm (1527-1592). Năm 1593, Trịnh Tùng chiếm Thăng Long, trung hưng nhà Hậu Lê và tập trung lực lượng để tiêu diệt nhà Mạc, khiến cho con cháu họ Mạc đã phải tự thay tên đổi họ để được sinh tồn….

Ảnh về khu chợ Đông Ba – Huế

“Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha…”, hình ảnh chợ Đông Ba hiện lên trong “Mưa trên phố Huế” có cái gì đó...

Ký ức về con đường Hai Bà Trưng, Tân Định

Nhắc đến hai chữ Tân Định thì những ai sinh ra, lớn lên hoặc đã từng sống tại đây đều cảm thấy phấn chấn, sẵn sàng mở lòng trao đổi...

Tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có...

Trăm = 100 ? ba mươi sáu = 36 ?

Trong số những ngôi chùa cổ ít được các sách nói tới có chùa Trăm Gian thuộc tỉnh Hà Tây. Chùa tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 1)

Chương 1: Ẩn dụ/qua dòng lịch sử Tu từ học, một môn học tưởng đã biến mất từ thế kỷ 19, bỗng sống lại vào nửa sau thế kỷ 20...

Trang sức của người Việt cổ 2500 năm trước

Vòng ống chân, vòng ống tay, khuyên tai hay nhẫn được chế tác từ nhiều chất liệu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn cách nay 2500-2000 năm...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Ba miền Bắc – Trung – Nam nhìn từ bầu trời

Những ảnh phong cảnh ở các tỉnh, thành từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến miền Tây qua góc máy flycam được tác giả Lê Thế Thắng ghi...

Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp

Nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp...

Exit mobile version